Tỷ lệ câu dài đáng kể.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nguyên hồng qua các truyện ngắn và tiểu thuyết trước cách mạng (Trang 47 - 49)

Câu dài là một khái niệm quy ớc, dựa trên số lợng âm tiết trong câu. Theo chúng tôi, câu dài là những câu có 40 âm tiết trở lên.

Trong văn xuôi hiện đại Việt Nam, hiện tợng các nhà văn sử dụng câu dài không phải là hiếm. Đặc biệt Nguyễn Tuân với tính "ngông" luôn tạo cho câu văn của mình phi chuẩn mực với số lợng chữ không hạn định. Theo thống kê của Nguyễn Lai, qua một số đoạn trích trong tùy bút trớc cách mạng và sau

cách mạng của Nguyễn Tuân với tổng số 2.426 câu thì câu dài 50 âm tiết trở lên chiếm 11,8%.

Trong những truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyên Hồng trớc cách mạng, tác giả cũng sử dụng khá nhiều câu dài. Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, với 1.925 câu có 115 câu dài chiếm tỷ lệ gần 6%.

Trong văn Nguyên Hồng đầy rẫy chi tiết, ngồn ngộn sự kiện, dồn dập cảm xúc tâm trạng, chồng chất hình ảnh, do vậy nhà văn phải sử dụng liên tục các câu dài để diễn tả hết một cách liền mạch điều muốn nói. Đó cũng chính là đặc điểm văn phong của Nguyên Hồng luôn viết với cảm xúc nóng hổi, nhiệt huyết, nhập thân hết mình, cuốn vào sự kiện.

Có những câu dài 103 âm tiết nh: "Nó khác hẳn những gian nhà lụp xụp ẩm nhớp, mái thì dột nát, phải che đậy bằng chiếu, bằng vải bao, bức vách thì lở vữa, ám khói, đầy mạng nhện, giờng phản thì thấp hẹp bề bộn, quần áo chăn chiếu hôi hám rách rới, những gian nhà cùng ở xóm này của những gia đình làm ăn vất vả, túng thiếu, họ là những thợ thuyền phu phen, buôn thúng bán mẹt và thất nghiệp, không thể nào mon men lên phố đành phải chui rúc ở cái vùng chợ con, muỗi, bọ gậy và ao đầm ngập rác này" (Bỉ vỏ, 12, tr49).

Cả một câu văn dài nh muốn liệt ra hết, nói ra hết, diễn tả hết đợc bao nhiêu là sự khổ cực, nghèo nàn, rách rới của cuộc sống của những con ngời dới đáy xã hội.

Cũng bằng câu văn rất dài, tác giả đã vẽ lên trớc mắt ngời đọc một cảnh tợng đầy rẫy sự sung túc, sầm uất, đối lập với cuộc sống nheo nhóc của ngời dân lao động nghèo: "Hà Nội thủ đô xứ Bắc Kỳ, một thành phố đầy rẫy sự ăn chơi xa xỉ, đã tạo ra một số gái mãi dâm nhà nghèo không thể đếm xiết, thì Hải Phòng một hải cảng sầm uất bậc nhất của Đông Dơng, một thành phố công nghệ mở mang, với hơn ba mơi nghìn dân lao động bần cùng ở các tỉnh dồn về, cũng có một đặc điểm là sản xuất đợc một số "anh chị" gian ác, liều lĩnh không biết là bao nhiêu" (Bỉ vỏ, 12, tr48).

Với 88 âm tiết, câu văn đã lột tả hết sự bệ rạc, lộn xộn, tệ nạn của những thành phố sầm uất thời bấy giờ - một xã hội xấu xa nh vậy lại càng đè nặng lên

đôi vai của những ngời lao động nghèo. Biết bao sự phê phán mỉa mai của tác giả gửi gắm ở đoạn văn đối với xã hội ấy.

Cũng trong mạch phê phán ấy, nhà văn lên án bao kẻ gian ác độc địa đẩy đa những số phận cô gái lơng thiện vào chỗ chết: "Giờ Bính cũng chỉ ao ớc đợc nh bác gái thôi và trên đời này cũng chỉ cái hạnh phúc ấy là có thể xóa hẳn những kỷ niệm tàn bạo mà Tham Chung, thằng trẻ tuổi, con mụ đàn bà đanh đá, nhà lục xì, mù Tài-Sế-Cấu, những ngày đằng đẵng rã rợu ngủ không ngủ đợc, đêm đến hôm đắt cũng nh ế, cứ phải thức đến hai ba giờ để tiếp khách... bao nhiêu đã khắc từng li từng tí trong trí nhớ Bính" (Bỉ vỏ, 12, tr61).

Với câu dài 95 âm tiết, tác giả đã vạch mặt chỉ tên biết bao thế lực tàn bạo xúm lại xô đẩy những cô gái hiền lành vào vũng bùn nhơ nhớp. Nó nh một câu chửi dài hơi để bộc bạch hết niềm căm giận trong lòng tác giả. Tác giả cũng cảm thông biết bao những đau khổ ê chề của những cô gái "bán trôn nuôi miệng", nỗi đau cứ nh kéo dài, dài mãi vô tận từ ngày này qua ngày khác.

Nh vậy, với việc sử dụng đáng kể các câu dài trong trang văn đã góp phần to lớn giúp nhà văn thể hiện đợc t tởng nghệ thuật của mình, góp phần tạo sắc thái riêng, phong cách riêng trong trang văn của Nguyên Hồng.

Tuy vậy, nhiều khi việc sử dụng nhiều câu dài lại làm cho văn của ông hơi rờm rà, ngời đọc "đuối sức" khó theo dõi. "Câu văn xuôi trở nên Nguyên Hồng nhất khi nó dài, thậm chí "lê thê" nữa. Có nhiều cách để hình dung "cú pháp Nguyên Hồng". Có khi nó là một bản thống kê "trờng kỳ" của một viên chức mẫn cán. Có khi nó là gié lúa, nhánh mẹ đẻ nhánh con. Có khi nó là một gốc vốn nhng từ đầu đến cuối câu đã thấy "lãi mẹ đẻ lãi con" sinh sôi nảy nở. Lúc nào cũng có thể thấy Nguyên Hồng hổn hển, cật lực, mỗi câu văn là một cuộc chạy hụt hơi của tác giả" (Linh Thi, 6, tr240).

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nguyên hồng qua các truyện ngắn và tiểu thuyết trước cách mạng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w