"Phép liệt kê là phơng thức xếp đặt một loạt các khái niệm sự vật hình ảnh, có khi chỉ là những tên riêng, những con số lạnh lùng để tự nó nói lên hay tự nó kích thích trí tởng tợng của ngời đọc" (Đinh Trọng Lạc, 1, tr212).
Do vậy, liệt kê là cách sắp xếp tiếp nối nhau những đơn vị từ, cụm từ, câu cùng loại nhằm diễn tả sự phong phú, đa dạng, phức tạp của sự vật, hiện tợng. Nó còn làm hãm nhịp điệu của câu văn, đoạn văn nhằm gây đợc ấn tợng và sự chú ý của độc giả.
Trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyên Hồng trớc cách mạng, nhà văn đã sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ liệt kê để nói lên sự phong phú của sự vật.
"Để trả tiền gạo, tiền nớc, tiền nhà, gần hết những cái đáng giá của vợ chồng đã bán đi. Bộ ghế mây, cái mâm đồng, ba chục bát đĩa cổ của bố mẹ chia
cho và cả áo the, quần lĩnh, giàu Tây, mũ dạ... của vợ chồng" (Miếng bánh, 11, tr262).
Trí tởng tợng của ngời đọc nh đợc mở rộng dần ra giữa cái nghèo nàn của đôi vợ chồng. Biện pháp liệt kê đã diễn tả sự khánh kiệt, khó khăn chồng chất mà luôn rờm rà, rắc rối nh mớ đồ đạc của họ, níu chân họ lại giữa các nghèo.
Phép liệt kê một lần nữa khắc họa cuộc sống nghèo khổ, đơn giản, thiếu thốn của ngời lao động nghèo thành thị.
"Ngời chú về tầm ăn cơm xong là giở đồ ra... Búa, đục, giũa, kìm, đinh ốc, dây thép, sắt vụn... bày la liệt trên cái bàn mặt rộng nh cái giờng" (Ngời con gái, 11, tr278).
Phép liệt kê đã kể ra trớc mắt ngời đọc một "gia tài đồ sộ", một "xởng cơ khí" của ngời đàn ông nghèo này. Nhân vật nh bị lẫn lộn giữa đống đồ vật nhỏ bé, cũ rích ấy.
Có khi, lối liệt kê dồn dập lại làm cho nhịp điệu câu văn thêm vội vã, hối hả nh chính sự vất vả, lam lũ của ngời nông dân: "... Nhớn thì sáng ta tự trên gi- ờng bớc xuống đất là luôn tay luôn chân sục sạo, xốc vác quần quật cho tới khuya: Vớt bèo, hái rau, xin nớc gạo, nấu cám lợn, đi chợ bán những thứ rau đậu nhà trồng, làm vờn, cắt cỏ, lấy lá tre, nhặt củi rào, thổi cơm, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, tất cả những công việc không nhất định một chỗ..." (Láng, 11, tr310).
Phép liệt kê dồn dập làm nhịp điệu câu văn hối hả, ngời đọc nh cùng nhân vật nghẹt thở đi vì sức nặng công việc. Ngời con gái đã nh một cái máy, bị đè nặng bởi hàng khối công việc, vậy mà vẫn không đủ ăn. Qua sự vất vả của cô gái, nhà văn nh đồng cảm, cảm thông chia sẻ với nỗi cực nhục của cô gái, qua đó phê phán thói bóc lột của bọn nhà giàu lấy dâu về làm nô lệ.
"Bác Nấu biết rất nhiều nghề: Làm phở, kem, bánh cuốn, đổ bún, bánh bao, lục-tào-xá, cháo gà, kẹo kéo" (Nhà bố Nấu, 11, tr124). Cả một thế giới ẩm thực hiện ra đầy cuốn hút lòng ngời.
"- Dạ, đủ mọi thứ, nào chích choè, khớu, vẹt, sáo, yểng, bồ câu, chim ngói, cò ruồi, sẻ cam, sơn ca, bạch yến" (Cô gái quê, 11, tr179). Mọi loài chim cảnh nh không qua nổi con mắt Nguyên Hồng.
Với phép liệt kê chứng tỏ một sức hiểu biết sâu rộng, phong phú của Nguyên Hồng về mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Quả thật, Nguyên Hồng đã rất có ý thức sử dụng phép liệt kê để tạo ra hiệu quả nghệ thuật lớn cho tác phẩm. Qua phép liệt kê, tác giả sẽ cho ngời đọc biết hết những cái mà tác giả không nói hết, và do đó trí tởng tợng của độc giả mở rộng dần và phạm vi hiện thực đợc mở rộng ra, đồng thời thể hiện đợc xảm xúc, thái độ chủ quan bình giá của mình.
2.2.5. Điệp ngữ.
"Điệp ngữ là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở rộng ý gây ấn tợng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng ngời đọc, ngời nghe" (Đinh Trọng Lạc, 1, tr93).
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công"
(Hồ Chí Minh)
Điệp từ ngữ nó nhằm khẳng định, nhấn mạnh điều muốn nói. Trong các tác phẩm Nguyên Hồng trớc cách mạng sử dụng tơng đối các biện pháp điệp ngữ, tuy không nhiều nhng mỗi lần xuất hiện cũng đem lại những giá trị nghệ thuật cao.
Xét về yếu tố điệp thì ta có thể thấy hình thức điệp phổ biến à chủ yếu là điệp từ. Còn xét về tính chất của cấu trúc thì Nguyên Hồng thờng sử dụng hình thức điệp ngữ vòng tròn.
"- Thôi, học đi !
Luôn miệng mẹ tôi giục anh tôi những tiếng này. Khi ngủ dậy, khi ăn cơm xong, khi vừa mới lên đèn, khi bỗng nghe thấy tiếng trẻ con vang vang học bài ở nhà bên kia, khi tiếp chuyện một ngời khách, học khoe con cái họ
chăm chỉ học hành và đời chúng sẽ đợc rạng rỡ vì học hành" (Vực thẳm, 12, tr289).
Điệp từ "khi" diễn tả hết cảm giác triền miên liên tục từ ngày này qua ngày khác của tiếng mẹ nhắc con học bài. Ngời đọc cứ tởng nh lời nói ấy cứ sang sảng cả ngày, luôn luôn đập vào tai họ. Qua đó ngời đọc cũng thấu hiểu nỗi lòng thơng con, luôn lo lắng cho con của mẹ hiền.
Biện pháp điệp ngữ có tác dụng nh một bàn tay luôn mời gọi chỉ trỏ ra hàng loạt những hình ảnh phong phú, đa dạng.
"Những dãy ô tô bóng lộn, những cờ bay phấp phới, những vàng ngọc chói ngời và những tòa nhà sực nức hơng hoa của những ngày đại hội của
những dạ tiệc" (Buổi chiều xám, 11, tr393).
Điệp từ "những" nh càng mở rộng ra nhiều ra nữa trớc ngời đọc cảnh giàu sang sầm uất nơi thành thị. Nó có tác dụng khẳng định, nhấn mạnh đến sự giàu có kếch xù, mà những ngời lao động nghèo nàn vẫn mơ ớc.
Phép điệp ngữ còn có tác dụng lớn trong việc thể hiện cảm xúc nhân vật. "Sau này, càng lớn lên càng nghĩ đến sự thất vọng của mẹ tôi, thấy đời mình không còn thể trông mong sự nhà cao cửa rộng, tiền của đầy đủ, tôi càng
thấy đau xót, uất ức cho mẹ tôi. Một ngời hiền lành... vậy sao mẹ tôi còn cứ bị những ám ảnh kia cho tới lúc chết ?... Sao mẹ tôi không chịu nhận ra ?... Sao mẹ tôi không càng phải thấy sáng suốt" (Vực thẳm, 12, tr293).
Điệp từ ngữ "càng" và "sao mẹ tôi" nó diễn tả cảm xúc thất vọng, khó hiểu, đau đớn dâng trào, cảm xúc bàng hoàng trớc cái bất hạnh, tủi cực đối với ngời mẹ của ngời con. Nó nh là một sự chì chiết, chà xát cõi lòng nhân vật. Mỗi điệp ngữ nh một cơn đau xé lòng lặp lại liên tục.
Quả thật, phép tu từ điệp ngữ đã đợc Nguyên Hồng sử dụng có hiệu quả trong việc nhấn mạnh, khẳng định sự việc và thể hiện cảm xúc.