Cách sử dụng câu cảm thán.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nguyên hồng qua các truyện ngắn và tiểu thuyết trước cách mạng (Trang 54 - 56)

"Câu cảm thán dùng để biểu thị tình cảm, thái độ, đánh giá của ngời nói" (5, tr141).

Trong văn học, câu cảm thán cũng là một loại câu tiêu biểu và là loại câu rất hữu hiệu để thể hiện thái độ tình cảm của nhà văn, của nhân vật. Nó trực tiếp thể hiện cảm xúc, tình cảm, trạng thái của ngời nói: Vui mừng, chờ đợi, trông mong, buồn bã...

Trong văn học, các nhà văn, thơ khác cũng sử dụng rất nhiều, rất hay các câu cảm thán, tạo hiệu quả giá trị nghệ thuật cao.

"Ôi Kim Lang ! Hỡi Kim Lang Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây"

(Truyện Kiều) "Chao ôi ! Sao mà cái đời nó tù túng, nó khốn nạn đến nh vậy !"

Ngoài ra, câu cảm thán còn có rất nhiều trong các trang văn của Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân...

Truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyên Hồng trớc cách mạng cũng sử dụng nhiều câu cảm thán. Theo thống kê của chúng tôi, mới chỉ 200 trang với 3.000 câu có tới 380 câu cảm thán chiếm tỷ lệ khoảng 12,6%.

Có những câu cảm thán nói lên niềm vui sớng của nhân vật:

"A... a... a, Ký Phát chết rồi" (Ngời mẹ không con, 11, tr252). Đó là nỗi vui mừng của mọi ngời khi có một tên độc ác chết.

"Hê !... Hê !... Hê !... Cô Tây ! Cô Tý Tây !" (Nhà bố Nấu, 11, tr127). Đó là tiếng reo hò của trẻ con khi thấy ngời lạ.

Tuy nhiên, những câu cảm thán biểu hiện niềm vui rất ít, chỉ chiếm 3,8% trong tổng số 380 câu cảm thán điều tra đợc.

Nguyên Hồng cũng sử dụng câu cảm thán thể hiện thái độ căm giận, tức tối, những câu dọa nạt, chửi bới:

"Thế có bằng giết ngời không ! Cái con chết phải gió ấy nó làm nhỡ hết buổi của ngời ta rồi !" (Hàng cơm đêm, 11, tr108).

"Xéo ngay ! Xéo ngay đi con cá mắm kia ! Mày phải lìa ngay cái nhà này đi, nếu không còn ở ngày nào thì chết với ông ngày ấy. Mà mày cứ lì lì ở nhà ông làm gì, cái thứ con vợ nh mày ấy ! Hở con cá mắm !" (Ngời mẹ không con, 11, tr251).

Nhờ những câu cảm thán, ngời đọc thấy hết tâm trạng của nhân vật, số phận cũng nh lời ăn tiếng nói của họ.

Những câu cảm thán thể hiện niềm căm giận, tức tối này chiếm khoảng 7% trong tổng số câu cảm thán điều tra đợc. Số lợng tuy không nhiều nhng nó trực tiếp bộc lộ cho ngời đọc thấy cảm xúc của nhân vật, chửi vào xã hội, vào mọi ngời, vào chính mình. Ngời đọc cũng nh cảm nhận rõ ràng không khí ngột ngạt căm uất, chật chội của những con ngời ấy - những đám ngời sống khổ sở chen chúc luôn giận dữ, tranh giành cáu bẳn nhau. Cuộc sống trong trang văn Nguyên Hồng quả thật đầy tiếng chửi, tiếng xô xát, cau có, dọa dẫm nhau của những con ngời vì quá khổ mà không còn đủ tỉnh táo để nghĩ tới ngời khác.

Cũng chính vì thế, vì cuộc sống o ép ấy mà các nhân vật trong tác phẩm Nguyên Hồng luôn than vãn kêu giời thể hiện nỗi buồn bã, chán nản, rền rĩ của nhân vật trớc cuộc sống. Đây cũng chính là loại câu cảm thán có số lợng lớn nhất chiếm 80% trong tổng số câu cảm thán điều tra đợc.

"- Khổ quá màyơi ! Những thứ chuối chăn kẹo bỏng kia mày còn để dây làm gì ! Cho ngời ta không lấy thì vứt đi chứ !" (Mợ Du, 11, tr197).

"- Sao mà ế thế này hở giời !

- Đánh nhau làm gì cho lắm để mà đờng bột bán gấp đôi gấp ba ! - Nghị viên với nghị hòn ! Chả xin đợc cái gì hết !

- Thuế vé nặng mãi lên ! Cơ mầu này ngời nghèo chết đói hết thôi !" (Hai mẹ con, 11, tr134) Những lời than vãn ai oán đầy bế tắc, tuyệt vọng cất lên hầu nh từ những ngời đàn bà khốn khổ, kêu gào vì con cái nheo nhóc, mất nết, rền rĩ vì bị chồng đánh, than thở vì cuộc sống khó khăn cùng quẫn. Lời kêu giời luôn luôn xuất hiện đầu cửa miệng của những ngời đàn bà này. Ngời đọc vô cùng xót xa thơng cảm cho họ, nó làm cho giọng văn của Nguyên Hồng thêm ấm áp tình ngời.

Ngoài ra còn có khoảng 9,2% số câu cảm thán nhằm thể hiện tình cảm, thái độ khác: Buông xuôi, đồng tình, đùa cợt, tiếc nuối...

"Thôi thế là hết !... Thế là hết ! Hừ ! Mà thôi ! Tiếc làm gì ! Tiếc làm gì những cái mã này !... còn ăn ở với nhau, muốn sống với nhau no đời mãn kiếp, thì giữ làm gì những cái mã này !" (Láng, 11, tr342).

Cuộc sống này thật khó sống, ngột ngạt, đè nén, con ngời bị chà xát tàn nhẫn, họ kêu "giời" không thấu, đành buông ra những tiếng thở dài phó mặc cho số phận.

Quả thật, câu cảm thán đợc tác giả sử dụng rất hiệu quả, đa dạng phong phú, thể hiện tốt mọi sắc thái tình cảm chân thật của nhân vật và góp phần tạo nên nét đặc biệt trong ngôn ngữ Nguyên Hồng rất sinh động, mang đậm tính trần thuật, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nguyên hồng qua các truyện ngắn và tiểu thuyết trước cách mạng (Trang 54 - 56)