Sử dụng các câu chửi.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nguyên hồng qua các truyện ngắn và tiểu thuyết trước cách mạng (Trang 56 - 59)

Chửi là sự phản ứng trực tiếp bằng ngôn ngữ biểu hiện trạng thái căng thẳng, căm tức, khinh bỉ.

"Chửi đó là việc dùng những lời nói độc ác và thô tục nói phang đến ngời khác" (Văn Tân, 20, tr73).

Hoặc "Chửi là thốt ra những lời cay độc để làm nhục cho hả giận" (Hoàng Phê).

Có rất nhiều định nghĩa chửi khác nhau. Và quả thật, lời chửi có nhiều "cung bậc: Chửi rủa, chửi mắng, chửi bới, chửi đổng, chửi tục, chửi đểu, chửi khùng, chửi thâm, chửi cạnh khóe, chửi kháy, chửa mỉa, chửi thề, chửi yêu, chửi điệu, chửi mát..." (Phan Mậu Cảnh, 18, tr18).

Văn học phản ánh hiện thực, vì thế tiếng chửi cũng đi vào các tác phẩm văn học rất nhiều: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Kim Lân... là những tác giả đa nhiều lời chửi vào ngôn ngữ truyện. "ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia ! Mày mà giết gà nhà bà thì một ngời ăn chết một, hai ngời ăn chết hai, ba ngời ăn chết ba..." (Nguyễn Công Hoan).

Trong các tác phẩm của Nguyên Hồng trớc cách mạng, tiếng chửi xuất hiện tơng đối, nó thể hiện tâm trạng bức bối của nhân vật. Các câu chửi trong tác phẩm Nguyên Hồng cũng rất đa dạng về hình thức cấu tạo. Theo tác giả Phan Mậu Cảnh thì cấu tạo của lời chửi các từ mở đầu thờng là ngôi thứ hai hoặc thứ ba: Mày, bọn, thằng, đứa, con, đồ, quân... Sau các từ mở đầu là các từ ngữ định danh khá đa dạng về từ loại, ý nghĩa sắc thái, biểu cảm.

"Cái con chết phải gió ấy !" (Hàng cơm đêm); "Cái thằng bố mày", "Con yêu quái", "Hỏi con mẹ mày" (Cái xích cũ), "Những con đĩ voi giày kia", "Cha mẹ nó này", "Cha con đẻ mẹ này" (Giọt máu); "Cha tiên s chúng mày !"...

Các câu chửi trong văn Nguyên Hồng không thành bài, không dài và tập trung nh trong văn Nguyễn Công Hoan mà ở đây các câu chửi rải rác trong các đoạn hội thoại của nhân vật, nó nh còn tiềm ẩn trong nhân vật và khi bức xúc thì ngay lập tức những tiếng chửi phát ra nh áp luôn có đầu cửa miệng của họ.

Việc sử dụng các hình thức câu chửi trong tác phẩm Nguyên Hồng đa lại những sắc thái cảm xúc đặc biệt. Chúng tôi dựa vào cách phân loại các

kiểu chửi của tác giả Phan Mậu Cảnh để khảo sát chúng trong văn Nguyên Hồng.

Chửi mắng nhiếc:

"Mạ bấm mạnh vào cánh tay Muống:

- Mấy cô câm ngay cái mồm đi không ?" (Quán Nải, 12 tr272).

"Làm đếch cái gì mà ầm lên thế ? ông mà dậy thì chết cả lũ bây giờ" (Quán Nải, 12 tr276).

Lời chửi mắng nhiếc này nh đay nghiến ngời nghe, nó muốn yêu cầu ng- ời nghe một cái gì đó, vừa tỏ thái độ tức tối.

Chửi nguyền rủa:

"Cha mẹ con voi giầy kia ! Nhà cửa thế này, một mình nó một buồng mà nó còn kêu ở chui rúc đấy".

"ối bà hai ơi ! Bà Hai ơi ! Làm ăn mệt nhọc lắm hay phải gió cắn răng đấy mà giờ này vẫn còn nằm trơng thây trơng xác thế kia !" (Quán Nải, 12, tr273-174).

Đây là lối chửi rất độc địa, nó nguyền rủa cho ngời nghe mắc phải những điều xấu xa, tồi tệ.

Chửi bóng gió:

"Sao lại có những đứa ác tâm nh thế mà giời không vật chết chúng nó đi ? Con giống con má của nhà ngời ta nuôi đơng mơn mởn ra mà nó đang tay vật ra làm thịt, nó ăn nh thế thật bằng ăn con cái nhà nó đấy" (Cái xích cũ, 11, tr 233).

So với chửi nguyền rủa và chửi mắng nhiếc thì chửi bóng gió nó nhẹ nhàng hơn nhng cũng thâm thuý. Tuy đối tợng chửi và ngời chửi không rõ ràng và thô tục độc ác nhng nó khiến cho đối tợng "chết nửa ngời", nh xoáy vào lòng ngời.

"A... a... cha mẹ nó này... bỏ bà ra nào... chúng mày lại cứ việc cùm bà... Bà đéo sợ... Bà thì bà phá cùm, bà cứ đi... Bà cứ đi ra đây bà đứng... bà hát nữa... bà xem chúng mày lấy thóc của nhà bà đa đi đâu nào ?" (Giọt máu, 11, tr 418).

Nghe tiếng chửi đổng trên ta không biết là chửi ai cả, ngời chửi chửi chung cho cả xã hội chứ không chủ đích một ai, nó nh để hả cơn căm giận trong ngời.

Thật vậy, chỉ có tiếng chửi, chỉ nhờ tiếng chửi thì bao nhiêu niềm tức tối, căm giận sục sôi mới đợc hả, chỉ tiếng chửi mới cho ngời đọc thấy hết sự ngùn ngụt lửa thù trong mắt nhân vật. Tiếng chửi đó là chửi vào cả đối tợng cụ thể, lẫn xã hội độc ác này, chửi vào bọn "ăn trên ngồi trốc", những kẻ độc ác lu manh... Đó là một sự phản kháng mãnh liệt của ngời dân. Nghe tiếng chửi, ngời đọc càng chua xót cho hoàn cảnh họ và càng căm tức cái bản chất độc ác của những kẻ xấu xa bị bóc trần ra giữa ánh sáng. Lời văn vì thế cũng chân thật, rắn rỏi, chắc nịch.

Đúng là "chửi không phải là một phản ứng bột phát hoàn toàn tiêu cực. Nó cũng góp phần gây tác động mạnh về tâm lý với đối tợng... Lời chửi rủa... thể hiện hơi thở tự nhiên của đời sống, biểu thị sức sáng tạo, trí tởng tợng phong phú nhiều chiều trong ngôn ngữ và t duy của dân tộc Việt" (Phan Mậu Cảnh, 18, tr322).

Trong các tác phẩm trớc cách mạng, Nguyên Hồng đã sử dụng tiếng chửi một cách hiệu quả thể hiện tâm trạng, tâm lý, cuộc đời số phận, đa lại ngôn ngữ Nguyên Hồng chất thô mộc của cuộc sống, mang đậm chất ký, sinh động, chân thật.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nguyên hồng qua các truyện ngắn và tiểu thuyết trước cách mạng (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w