Cách sử dụng từ ngữ chỉ các loài hoa trong ca dao và trong thơ ca

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của các từ ngữ chie cây và hoa trong ca dao (Trang 106 - 114)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Cách sử dụng từ ngữ chỉ các loài hoa trong ca dao và trong thơ ca

Một trong những nét tâm lý đặc trng của ngời Việt Nam là thích sống gần gũi, chan hoà, hớng đến sự giao hoà với thiên nhiên, hoa trái cỏ cây. Bản thân cây cỏ, hoa trái đã tồn tại đồng hành với con ngời đất Việt từ ngàn đời, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của họ. Chính vì vậy mà ngời dân Việt đã thổi linh hồn vào cỏ cây hoa trái gửi gắm vào chúng biết bao tâm t - ớc vọng, tình cảm thiết tha. Thế giới thực vật không chỉ đi vào trong ca dao, dân ca của ngời dân Việt mà nó còn là chủ đề cho sáng tác của các nhà thơ, nhà văn từ cổ chí kim.

Qua khảo sát thống kê trong cuốn “Kho tàng ca dao ngời Việt” chúng tôi nhận thấy rằng tên các loài hoa đợc tác giả dân gian đa vào sử dụng trong ca dao là rất đa dạng, phong phú với hàng trăm tên các loài hoa, loài cây khác nhau. Có những tên hoa từng xuất hiện trong ca dao cũng đã đi vào trong nền thơ ca bác học. ở đây ta thấy có sự gặp gỡ của các tác giả trong văn học viết và nhân dân lao động, qua hình ảnh một số loài hoa dân dã. Và sự gặp gỡ đó không phải ở nhà văn, nhà thơ nào cũng có. Trong phạm vi của đề tài chúng tôi đề cập đến một số tác giả tiêu biểu có những tác phẩm viết về thiên nhiên, mà tiêu biểu nhất là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... .

Trong kho tàng ca dao ngời Việt chúng tôi thấy rằng để nói về con ngời khí tiết vững chãi, ngay thẳng thì ca dao thờng dùng các loài hoa nh: hoa sen:

Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

[T1763 – 2417]

Hình ảnh của hoa sen cũng đợc đi vào trong thơ cổ. Hoa sen đợc ví với ngời quân tử biểu tợng cho sự thanh cao, trong sạch và ý chí khảng khái. Nhà thơ cổ đời Tống Chu Đôn Di (1017 - 1075) trong bài “ái liên thuyết” (Lý lẽ về việc yêu qúy hoa sen) có câu:

“Liên chi xuất nê nhi bất nhiễm” (sen mọc từ bùn nhơ mà không nhiễm mùi bùn), tác giả lại có câu: “Liên hoa chi quân tử” (sen là quân tử trong các loài hoa). ý của nhà thơ này đã đợc Nguyễn Trãi chuyển tải rất hay trong bài “Vịnh hoa sen” và bài “Thuật hứng thứ 25”

Lầm nhơ chẳng bén tốt hoà thanh Quân tử kham khuôn đợc thửa danh Gió đa hơng đêm nguyệt tĩnh

Trinh làm của, có ai tranh

(Hoa Sen) “Thế sự dầu ai hay buộc lộn

Sen nào có bén trong lầm”

(Thuật hứng bài 25)

Nguyễn Trãi cũng lấy hoa sen làm biểu tợng cho khí tiết của ngời quân tử, chỉ ngời quân tử mới có đợc vẻ đẹp cao quý của hoa sen và cũng chỉ ngời quân tử mới theo đợc sự cao quý ấy một cách bền vững. Thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có bài “Tân Hà” (hoa sen mới) đã đợc dịch trong đó có đoạn:

Lớp lớp tiền xanh ngầm rung trớc gió Nhẹ nhàng long thuý mới gơng trong ma Chốn thủy cung vừa lộ bàn tay tiên Nơi thúy quốc đã lừng danh quân tử

Tắm gội ra lên khỏi nớc xanh, bùn chẳng nhuốm Hơng thơm thoang thoảng đa mơi dặm còn trong mát.

Nh vậy các tác giả đều nhấn mạnh đến việc “bùn chẳng nhuốm” của hoa Sen từ đó liên tởng đến chí khí của ngời quân tử. Cho dù “thế sự có ai hay buộc bện” thì “Sen nào có bén trong lầm”. Đây là quan niệm mang đậm tính nho học của các nhà nho xa. Tác giả Phạm Tú Châu đã nhận xét xác đáng: “Nhà nho chủ trơng nhập thế để giúp đời nên rất coi trọng việc tu thân vì vậy nhà nho mới m- ợn cái đức trời của hoa sen: từ bùn ra mà không lấm bùn để nói về sự làm chủ trong tu thân, không để cho hoàn cảnh xấu xâm nhiệm và chi phối. Rất có thể ý này của ngời xa đã đợc tác giả bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” tiếp thu rồi diễn nôm.

Trong ca dao vẻ đẹp của hoa sen giữa hồ còn là vẻ đẹp của sự cô đơn, mặc dù ai cũng nhận ra vẻ đẹp đó.

Chàng ơi cho thiếp làm quen Thiếp đang lơ lửng nh hoa sen giữa hồ

[C449 – 444]

Cũng có chung một cảm quan ấy với thi sĩ dân gian, Tản Đà đã ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen trong bài “Hoa sen nở trớc nhất đầm”

Trong đầm gì đẹp hơn sen Một đoá kia nở trớc tiên Mặt nớc chân trời thân gái lạ Đài xanh cát trắng nhị vàng chen

Với Tản Đà bông sen cũng nh “thân gái lạ” giữa không gian vô cùng của “mặt nớc chân trời”.

Không chỉ với ca dao mà với ca thơ ca bác học biểu tợng những sợ tơ Sen cũng đợc nhắc đến khi nói về tình yêu đôi lứa. Thi hào Nguyễn Du trong tuyệt tác “Truyện Kiều” đã viết:

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng Dầu lìa ngỏ ý còn vơng tơ lòng.

Những sợi tơ sen trong ngó sen hay là những sợi tơ lòng nối trái tim với trái tim, nối tâm hồn với tâm hồn biểu tợng cho sự gắn bó keo sơn trong tình yêu. Cái vấn vơng của tơ sen, của hơng sen cũng giống nh cái vấn vơng của tơ trời, của lòng ngời khi họ có tình với nhau. Chung ý tởng này với cổ nhân nhà thơ “Chân quê” Nguyễn Bính cũng đã có câu thơ:

Lá sen vơng vấn hơng sen ngát

ấp ủ đôi ta chút nhụy hờ.

Chút hơng tình yêu ngọt ngào thuở “đội đầu chung một lá Sen tơ” ấy đã theo nhà thơ đi suốt những năm tháng cuộc đời.

Cùng với nghĩa biểu tợng cho con ngời những năm 30 trên thi đàn Việt Nam đã nổi danh một hồn thơ đặc biệt đó là Hàn Mặc Tử (1912 - 1940). Đời ngời và đời thơ của thi sỹ luôn để lại sự ngỡng mộ cho biết bao ngời yêu thơ. Cụ Phan Bội Châu khi làm chủ nhân thi xã Mộng Du đã họa thơ và đề cao Hàn Mặc Tử trong đó cụ đã mợn sen để nói về con ngời nhà thơ:

Lòng sen đằng đẵng tơ sen vớng Ma gió bao phen gốc chẳng tàn.

Cuộc đời đầy sóng gió và bạc mệnh của nhà thơ cùng chí khí và tấm lòng thủy chung với văn chơng, viết đến hơi thở cuối cùng của nhà thơ đã giống nh bông sen cao quý, còn tỏa hơng mãi trong lòng muôn ngời đời sau.

Cũng biểu tợng cho con ngời vĩ đại, vị lãnh tụ kính yêu, ngời con u tú của toàn dân tộc Việt Nam đợc nhân dân gắn với biểu tợng hoa sen.

Tháp mời đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Lời ca một ca khúc ca ngợi Bác viết “Ngời là hơng sen toả ngát... ” hay cuốn sách viết về Bác cũng lấy đầu đề là “Búp sen xanh” (của nhà văn Sơn Tùng). Biểu tợng hoa sen đợc gắn với Bác không chỉ vì quê Bác Làng Sen - Kim Liên mà chính ở ý chí kiên cờng, sự thanh cao, trong sạch, hết lòng lo cho dân, cho nớc của Bác. Hoa sen chính là biểu tợng cho sự cao quý của con ngời nhng với ca dao thì nó không cụ thể hay gắn với cá nhân nh trong văn thơ bác học.

Ngoài hoa sen Nguyễn Trãi cũng đã sử dụng hình ảnh các loài hoa nh: hoa mai, hoa cúc để ví với phẩm chất trong sáng, thanh khiết của mình.

Ai rằng mai hoa thanh hết tất Lại chăng đợc chép khúc li tao

[Thuật hứng - bài 2]

“Ta đây cũng thanh khiết nh hoa mai, thế mà lại chẳng viết ra đợc bài “Ly tao” nổi tiếng nh Khuất Nguyên để tỏ lòng thanh khiết của mình”

[69 - 734].

Trong bài thơ nôm có tựa đề “Mai” Nguyễn Trãi đã miêu tả hoa mai một cách sinh động. Mùa xuân đến hoa mai “tốt tơi”, tràn đầy sức sống nhng cũng bởi nó là loại hoa có “tiết sạch”.

Xuân đến hoa nào chẳng tốt tơi Ưa mày vì tiết sạch hơn ngời

[ Mai - bài 1]

Qua hình ảnh hoa “Cúc đỏ” thì phẩm chất thanh cao, khí tiết trong sáng lại đợc thể hiện rõ hơn:

Cõi đông cho thức, xạ cho hơng Tạo hoá sinh thành khác đấng thờng Chuốt lòng đơn chẳng bén

Bền tiết ngọc kể chi sơng...

(Cúc đỏ)

ẩn đằng sau cái “Bền tiết ngọc” của hoa cúc là tấm lòng trong sạch cho niềm tục bén vào của ngời anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.

Ngoài hoa Sen, hoa Cúc vẻ đẹp của hoa đào cũng là đề tài muôn thuở trong thơ ca bác học từ cổ đến kim. Từ trong những tuyệt tác của thơ đờng cổ hoa đào đã là đối tợng trữ tình đặc biệt. Hình ảnh hoa đào trôi theo dòng nớc trong thơ của Trơng Húc còn mãi đợc thi nhân ngàn đời ca tụng. Hoa đào biểu tợng cho ngời con gái đẹp trong thơ Thôi Hộ:

Nhân diện đào hoa tơng ánh hồng Nhân diện bất tri hà xứ khứ

Đào hoa y cựu tiếu đông phong. (Năm ngoài hôm nay trong cổng này Mặt ngời và hoa đào ánh lẫn nhau Giờ đây mặt ngời không biết đã đi đâu

Chỉ còn hoa đào vẫn cời trớc gió đông nh cũ)

Hoa đào, gió đông đã trở thành điển tích trong thơ của các thi nhân đời sau: “Hoa đào năm ngoái còn cời gió đông” (Kiều).

Đặc biệt là trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ông đã dùng rất nhiều hình ảnh hoa đào với đa dạng các nghĩa biểu tợng khác nhau. Má của ngời thiếu nữ hồng nh hoa đào, nói má đào là nói đến ngời con gái đẹp:

Số còn nặng nợ má đào

Ngời dù muốn quyết trời nào có cho

Phòng xuân hay phòng đào là nơi ở của ngời con gái đẹp: Phòng xuân trớng rủ hoa đào

Nàng Vân nằm bỗng chiêm bao thấy nàng.

Cây đào non (dịch từ câu “Đào chi yêu yêu”) cũng đợc ví với ngời con gái đẹp đang thì mơn mởn.

Vẻ chi một đoá yêu Đào

Vờn hồng chi dám ngăn rào chim xanh.

Còn nhiều biểu tợng đào nữa trong “Truyện Kiều” nh: “Nhị đào” biểu t- ợng cho vẻ đẹp thanh thanh tân của ngời phụ nữ, “thơ đào” biểu tợng cho thân phận yếu đuối của ngời phụ nữ...

Trong thơ Nguyễn Trãi hoa đào đồng nghĩa với mùa xuân, đồng nghĩa với vẻ đẹp kín đáo, thanh cao.

Một đoá đào hoa, khéo tốt tơi Cách xuân mơn mởn, xuân cời Đông phong ắt có tình hay nữa

Kín tiễn mùi hơng dễ động ngời

Sau này trong thơ ca Bác học cận hiện đại cũng nh thơ ca hiện đại hoá, Đào chủ yếu biểu tợng cho mùa xuân, điều này khác với đào trong ca dao. Hoa đào, mùa xuân, ngày tết và ngời thiếu nữ trở thành mô típ đặc biệt trong thơ ca.

Hôm nay là xuân mai còn xuân Một cánh đào rơi nhớ cố nhân.

(Nguyễn Bính - Nhạc xuân) Anh hiểu sức vơn của những cánh đào.

Qua gió rét vẫn đỏ hoa ngày tết

(Nhạc phẩm gửi nắng cho em - Phạm Tuyên) Trong ca dao các tác giả dân gian dùng biểu tợng đào - lý để nói ngời con gái ở độ tuổi xuân xanh có nhiều nơi ớm hỏi, đánh tiếng:

Đi qua trớc cửa vờn đào Thấy hoa thiên lý muốn vào hái chơi

[Đ624 - 910] Chiều chiều vãn cảnh vờn đào

Hỏi thăm thiên lý rơi vào tay ai

[C831 - 515]

ý nghĩa của cặp biểu tợng đào - lý trong ca dao khác hẳn trong thơ ca bác học. Đào lý trong các tích cổ cũng nh trong thơ ca cổ thờng mang ý nghĩa của sự quyền quý, của các bậc hiền tài. Nguyễn Du dùng sân đào - lý trong “Truyện Kiều” để chỉ sân của nhà quyền quý. Trong “Cung oán” đào - lý đợc dùng để chỉ những bậc hiền tài.

Sân đào lý râm lồng man mác

Nên đỉnh chung nguyệt gác mơ màng.

Nh vậy ý nghĩa của biểu tợng hoa đào ở thơ ca bác học đợc mở rộng hơn và nó có một số ý nghĩa khác với biểu tợng này ở ca dao. Nhng cả ca dao và thơ ca bác học biểu tợng đào đều chung một ý nghĩa nội trội nhất là biểu tợng cho ngời phụ nữ. Theo chúng tôi để biểu tợng cho ngời phụ nữ không chỉ ở các loài

hoa cụ thể mà trong thơ ca bác học “hoa” với tính chất chung chung còn dùng để biểu tợng cho ngời phụ nữ và tình yêu. Trong Truyện Kiều - Nguyễn Du “hoa” không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình kiều diễm của ngời con gái:

Hoa cời ngọc thốt đoan trang (21)

Mà hoa còn là một thứ “nớc rửa ảnh” làm sáng thêm trí tuệ sắc sảo và tâm hồn nồng nhiệt của ngời con gái họ Vơng:

Hoa hơng càng tỏ thức hồng

Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu (297).

Thêm vào đó hoa còn là biểu tợng của tình yêu đôi lứa. Trong “Truyện Kiều”, dới nhiều hình thức khác nhau, tình yêu kéo dài từ đầu đến cuối, chập chùng, đa sắc, đa màu với những khuôn mặt điển hình bất hủ, từ mối tình đầu e ấp, đợc dệt bởi mộng và thơ.

Cách hoa sẽ dắng tiếng vàng (379)

Dới hoa đã thấy có chàng đứng trông (380)

Cùng chung với ý nghĩa biểu trng của hoa trong ca dao, trong thơ bác học vờn hồng cũng đợc hiểu bóng gió là ngời con gái đẹp hoặc là chốn yêu đơng hò hẹn.

Tin xuân đa tới vờn hồng

Trăm hoa nô nức đón cùng trăng thanh

[Nguyễn Hữu Tiến - Đông A Phong Phụng] Vẻ chi một đoá yêu đào

Vờn hồng đâu dám ngăn rào chim xanh (Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Hình ảnh bóng hồng gắn với ngời con gái cũng đã xuất hiện trong thơ vịnh cảnh của Nguyễn Trãi:

... . Dõi qua ngàn liễu vơng tơ bạc Bay tiễn lòng hoa động bóng hồng.

Bóng hồng nhác thấy nẻo xa Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai

Hoa hồng xuất hiện trong vô số các bài thơ tình lãng mạn của rất nhiều nhà thơ đã và đang làm thơ yêu.

Tình tôi nh đoá hoa hồng

ở mơng oan trái trong lòng tịch liêu Kinh đô cát bụi bay nhiều Tìm đâu thấy một ngời yêu hoa hồng

(Đoá hoa hồng - Nguyễn Bính) Trò chuyện với anh

Năm bông hồng trắng Này bông xa vắng Này bông nhớ thơng

(Năm bông hồng trắng - Đỗ Bạch Mai)

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của các từ ngữ chie cây và hoa trong ca dao (Trang 106 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w