7. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Nội dung và phận loại ca dao
Có thể nói muốn hiểu biết về tình cảm của nhân dân Viêt Nam xem dồi dào thắm thiết sâu sắc đến mức độ nào thì đi vào tìm hiểu ca dao. Ca dao Việt Nam là những bài tình tứ, là khuôn thớc cho lời thơ trữ tình của ta. Tình yêu của ngời Việt Nam biểu hiện trong ca dao nhiều mặt. Tình yêu lứa đôi, tình yêu gia đình, tình yêu làng xóm, tình yêu đồng ruộng, tình yếu đất nớc, tình yêu lao động, tình yêu giai cấp, tình yêu thiên nhiên, tình yêu hòa bình... Không những thế, ca dao còn biểu hiện t tởng đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống xã hội.
Nh vậy ngoài biểu hiện đời sống tình cảm, đời sống vật chất của con ng- ời, ca dao còn phản ánh ý thức lao động sản xuất của nhân dân lao động và tình hình xã hội thời xa về các mặt kinh tế, chính trị. Bởi thế ngời ta nói: Nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình.
Vì ca dao phát triển một cách phong phú qua nhiều thế kỷ và gắn bó sâu sắc với mọi mặt đời sống của nhân dân nên việc phân loại ca dao vô cùng phức tạp. Việc phân loại ca dao chủ yếu dựa vào đặc điểm nội dung và hình thức nghệ thuật về lời thơ trong ca dao. Chức năng chủ yếu của mỗi loại dân ca đợc thể hiện trong mỗi thành tố của nó (lời, nhạc, điệu bộ).
Vận dụng tổng hợp các tiêu chí chính phụ khác nhau (chức năng, đề tài, đặc điểm thi pháp... ) có thể phân ca dao thành các loại chính sau đây: Ca dao trẻ em, ca dao lao động, ca dao đấu tranh giai cấp, ca dao ru con, ca dao trữ tình...