Khả năng kết hợp của các từ ngữ chỉ hoa

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của các từ ngữ chie cây và hoa trong ca dao (Trang 47 - 54)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Khả năng kết hợp của các từ ngữ chỉ hoa

Tên các loài hoa đa vào sử dụng trong ca dao có những đặc điểm khác nhau, có cách thức sử dụng khác nhau dẫn đến việc những từ ngữ chỉ hoa và tên các loài hoa đợc sử dụng với những chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu. ở

đây qua khảo sát thống kê chúng tôi nhận thấy rằng. “Hoa” là tên bộ phận của “cây” và cũng giống nh từ ngữ chỉ cây thì từ ngữ chỉ hoa cũng thờng là danh từ hay cụm danh từ, và chúng có khả năng đứng một mình độc lập đảm nhận các chức vụ ngữ pháp sau.

2.2.2.1. Chức vụ chủ ngữ

“Chủ ngữ là thành phần chính của câu hai thành phần. Chủ ngữ thờng nêu lên nhân vật, sự vật, sự việc, hiện tợng, chủng loại… có quan hệ với vị ngữ theo quan hệ tờng thuật”.[36 -107]

Vì từ ngữ chỉ tên các loài hoa là danh từ hoặc cụm danh từ cho nên trớc hết chúng thờng đảm nhận chức vụ chủ ngữ trong câu thơ dân gian để nhằm nêu rõ hiện tợng, để phân tích chỉ rõ đặc điểm vốn có của sự vật”.

Ví dụ: Hoa sen // mọc bãi cát lầm CN VN

Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen [H137 - 120] Hoa nhài // thoang thoảng thơm lâu CN VN

Những các cô hầu bẻ lấy cầm chơi

[H133 - 1199]

Từ ngữ chỉ hoa khi làm chủ ngữ của câu, nó có thể là một từ đơn hay từ láy, là những đơn vị không thể chia tách ra thành những thành phần cấu tạo nhỏ hơn có nghĩa đợc.

Cúc // mọc bờ giếng cheo leo CN VN

[C1927 - 732] Cúc // đơng xanh, sao cúc vội tàn

CN VN

Kiểng đơng xanh sao kiểng héo, tôi hỏi nàng tại ai? [C1925 - 732] Bồng Bồng// đổ lộc ra hoa CN VN Một đàn vợ lính trảy ra thăm chồng [B543 - 135] Nhng có khi lại là một từ ghép đẳng lập. Ví dụ:

Lan huệ // sầu ai lan huệ héo CN VN Cành hồng lắt léo cành hồng tơi [L137 - 1358] Cúc mai // trồng lộn một bồn CN VN Hai đứa mình chồng vợ ai đồn mặc ai [C1926 - 732]

Có khi là từ ghép chính phụ (hay nghép phân nghĩa - Theo Đỗ Hữu Châu) Ví dụ: Hoa hồi // nó đắng nó cay

CN VN

Nó mặn nh muối, nó cay nh gừng

[A259 - 104]

Hoa lý // nghìn dặm thơm xa CN VN

Hoa gạo // nó nở hồng hồng CN VN

Mùi thơm chẳng có trông mong nỗi gì Hoa sói // nó nở nh ri

CN VN

Ai mà qua đấy bớc đi chẳng rời Hoa xuân thơm nhất trên đời Vua quan cũng chuộng, ớc ao sở cầu

Hoa nhài thoang thoảng thơm lâu Những các cô hầu bẻ lấy cầm chơi.

[H133 - 1199]

Có thể thấy các từ ghép: Hoa hồi, hoa lý, hoa gạo, hoa sói, hoa nhài. Thì hình vị phân nghĩa “Hồi”, “lý”, “gạo”, “sói”, “nhài” khi dùng một mình cũng đã mang ý nghĩa của hình vị loại lớn “hoa”. Nh vậy những từ ghép này là “từ ghép phân nghĩa - đẳng nghĩa” (Theo Đỗ Hữu Châu).

Tóm lại: Khả năng kết hợp của từ ngữ chỉ hoa trong khi đảm nhiệm thành phần chính của chủ ngữ của câu là rất đa dạng, phong phú. Chức năng làm chủ ngữ từ ngữ chỉ hoa đã làm cho câu thơ trở nên rõ ràng, rành mạch, khiến cho ngời đọc tri nhận một cách dễ dàng.

2.2.2.2. Chức vụ vị ngữ

Các từ ngữ chỉ tên gọi các loài hoa thờng là danh từ. Cho nên nó không thể trực tiếp làm vị ngữ của câu mà muốn làm vị ngữ phải có quan hệ từ “là” đi trớc hoặc “không phải”, “chẳng là”. Chính vì vậy mà trong ca dao có từ ngữ chỉ tên các loài hoa làm vị ngữ không nhiều nh từ ngữ chỉ hoa trong chức vụ chủ ngữ. Nhng không phải vì thế mà từ ngữ chỉ hoa trong ca dao khi đảm nhận chức vụ vị ngữ của câu bị giảm đi sự phong phú đa dạng về kiểu cấu tạo.

Ví dụ: Búp hoa lý // là nụ hoa lài VN

[B621 - 332]

Trớc hết có thể thấy rõ từ ngữ chỉ tên các loài hoa khi làm vị ngữ thờng đứng sau quan hệ từ “nh” trong cấu trúc của một phép so sánh:

Thân chị // nh cánh hoa sen CN VN

Chúng em nh bèo nh bọt chẳng chen đợc vào [T349 - 2424] Thân em // nh cánh hoa hồng

CN VN Lấy phải thằng chồng nh cứt bò khô

[T370 - 2129]

Cũng giống nh khi đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ, từ ngữ các loài hoa khi đảm nhiệm chức vụ vị ngữ cũng thờng là từ ghép chính phụ (ghép phân nghĩa - ghép đẳng nghĩa).

Ví dụ:

Thân em // nh thể hoa lài CN VN Hỡi ngời quân tử thơng ai mà gầy

[T396 - 2135] Nàng // nh hoa quế, hoa thông

CN VN

Anh nh hoa cúc, hoa lý sánh cùng lứa đôi

Ngoài ra, chức vụ vị ngữ của câu còn có các cụm danh từ đảm nhiệm. Ví dụ:

Thân anh // nh cái hoa sen CN VN Thân em // nh cái bèo hèn trong ao CN VN

Thân cô // nh hoa gạo trên cây CN VN

Chúng anh nh đám cỏ may bên đờng

[T348-2123]

2.2.2.3. Chức vụ bổ ngữ

Bổ ngữ “là thành phần phụ bằng thực từ đi kèm với vị từ (động từ, tính từ) để chỉ cái đối thể chịu tác dụng trực tiếp hay gián tiếp của đặc trng nêu ở vị từ, hoặc chỉ các chủ thể gắn liền với đặc trng nêu ở vị từ và đứng sau vị từ, hoặc chỉ các đặc trng phụ thêm vào đặc trng nêu ở vị từ” [2 - 183].

Xét về cấu tạo: Bổ ngữ của từ có thể là một từ hay một cụm từ hoặc một cum C-V. Về mặt từ loại bổ ngữ của từ có thể là danh từ, vị từ, số từ, đại từ và phụ từ. Với những cơng vị khác nhau có những vị từ đòi hỏi hơn một bổ ngữ, thậm chí có đến 3, 4 bổ ngữ.

Trong tiếng Việt, việc xác định bổ ngữ là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Bởi vì, chính bản thân bổ ngữ cũng nh yêu cầu cần bổ ngữ của vị từ không có một quy tắc nhất định. Việc xác định bổ ngữ chủ yếu dựa vào mức độ vị từ đòi hỏi phần bổ sung ngữ cho mình. Có thể chia bổ ngữ thành hai loại chính:

- Bổ ngữ bắt buộc là bổ ngữ do nội dung từ vựng của vị từ đòi hỏi để cho nó đợc trọn nghĩa, gồm: Bổ ngữ nội dung và bổ ngữ đối tợng. Trong đó bổ ngữ nội dung là bổ ngữ thể hiện rõ các nội dung của động từ.

- Bổ ngữ không bắt buộc còn gọi là bổ ngữ hoàn cảnh là bổ ngữ không do ý nghĩa của động từ trung tâm còn gọi là vị từ đòi hỏi mà do nhiệm vụ phản ánh hiện thực ngoài ngôn ngữ mà câu nói quy định. Gồm các loại bổ ngữ: Bổ ngữ cách thức, bổ ngữ kết quả, bổ ngữ thời gian...

Trong ca dao có từ ngữ chỉ tên các loài hoa chúng tôi thấy rằng khi đảm nhiệm chức vụ bổ ngữ cho vị từ chúng có những dạng sau:

* Tên các loài hoa là một từ đơn thuần Việt làm thành phần bổ ngữ trong: - Câu bình thờng:

Ai cho vàng đá đua chen Ai cho bèo nọ lộn sen một lần

ĐT BN - Câu tỉnh lợc:

Trèo lên cây bởi hái hoa ĐT BN Ngời ta hái hết đôi ta bẻ cành

[T1642 - 2386] * Tên các loài hoa là một từ ghép làm thành phần bổ ngữ trong: - Câu tỉnh lợc:

Cảm th ơng hoa huệ mồ côi ĐT BN

Đã mang vô chậu lại ngồi đất không

[C148 - 384] - Câu bình thờng:

Tai nghe lệnh cấm hoa tai Em đeo hoa lý, hoa lài cũng xinh ĐT BN

* Tên các loài hoa là một cụm danh từ làm hành phần bổ ngữ trong: - Câu tồn tại:

Nhà anh có một v ờn hoa ĐT BN Bốn cây cứt lợn xinh đà nên xinh

[N643 - 1721]] Nhà tôi có dãy v ờn hoa

ĐT BN Có ba dãy nhãn, có ba dãy dừa

[N674 - 1727] - Câu bình thờng:

Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím ĐT BN Em có chồng rồi trả yếm cho anh Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh

ĐT BN

Yếm em em mặc yếm gì anh anh đòi

[H124 - 1197]

2.2.2.4. Tên các loài hoa đợc sử dụng trong trờng hợp có các định ngữ

Ngoài “nhiệm vụ” là danh từ, cụm danh từ đứng độc lập làm các thành phần của câu nh chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ ra thì từ ngữ chỉ tên các loài hoa còn đ- ợc dùng trong các trờng hợp có định ngữ đi kèm.

“Định ngữ là thành phần phụ đi kèm danh từ và nêu lên những đặc trng của vật do danh từ biểu thị”.

[2 -180]

Ví dụ: “to” trong “gió to” “lùn” trong “ngời lùn”

“của tôi” trong “sách của tôi”

Ngoài ra định ngữ còn là cum động từ, cụm tính từ, cụm danh từ, nếu danh từ trung tâm có định từ chỉ lợng “những”.

Ví dụ:

- Những em học sinh mới đến. - Những con gà mái đen này.

- Những em học sinh đã nghỉ học sáng nay.

[36 - 109]

Cụ thể trong ca dao có từ ngữ chỉ tên các loài hoa chúng ta thấy danh từ trung tâm ở đây là những từ ghép chính phụ có các định ngữ đi kèm để bổ nghĩa cho danh từ, làm rõ hơn về đặc trng, thuộc tính của sự vật trong câu:

Ví dụ: Mình em nh hoa gạo trên cây DT ĐN

Các anh nh đám cỏ may bên đờng

[M323 - 1486] Thiếu chi hoa lý hoa lài

Mà anh lại chuộng hoa khoai ngoài đồng DT ĐN

[T612 - 2180]

Các Định ngữ “trên cây” trong “hoa gạo trên cây” và “ngoài đồng” trong “ hoa khoai ngoài đồng” đã nêu lên đặc trng của danh từ, nhằm làm nổi rõ sự đối lập giữa hoa gạo trên cây với đám cỏ may, bên đờng và đối lập giữa hoa khoai ngoài đồng với hoa lý, hoa lài là những loài hoa đợc trồng ở những chỗ cao ráo trong vờn nhà.

Từ ngữ chỉ các loài hoa trong trờng hợp làm danh từ có kèm định ngữ th- ờng xuất hiện trong cấu trúc của những lời ca dao đối lập nhau.

Khát khao hoa quế trên rừng DT ĐN Hoa sen d ới n ớc xin đừng giả hơng DT ĐN

[T1498 - 3256]

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của các từ ngữ chie cây và hoa trong ca dao (Trang 47 - 54)