Nghiên cứu đầu tiên được thực hiện vào những năm 1960 bởi W. H. Beaver. Kết luận của ông là tỷ số giữa dòng tiền và tổng nợ là chỉ số quan trắc đáng tin cậy nhất về sự phá sản. Cho đến nay, hầu hết các chuyên gia phân tích tài chính đều đi theo quan điểm này.
Mô hình chỉ số Z5
Được phát triển bởi giáo sư Redward Altman, trường kinh doanh Leonard N.Strem, thuộc trường Đại học NewYork. Chỉ số Z là một công cụ phát hiện nguy cơ phá sản và xếp hạn định mức tín dụng. Đây là một công trình dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng nhiều Cty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số này được phát minh tại Mỹ nhưng hầu hết các nước trên thế giới vẫn có thể áp dụng với độ tin cậy khá cao.
Mô hình này sử dụng nhiều tỷ số để tạo ra một chỉ số về khả năng khó khăn tài chính. Mô hình chỉ số Z của Altman sử dụng kỹ thuật thống kê để tạo ra chỉ số dự báo là một hàm số tuyến tính của một số biến giải thích. Công cụ này dự báo khả năng xảy ra phá sản.
Mô hình chỉ số Z của Altman – đối với DN đã cổ phần hóa - được mô tả như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 (1.1)
Trong đó:
X1: Tỷ số tài sản lưu động / tổng tài sản
X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại / tổng tài sản
X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế / tổng tài sản
X4: Tỷ số giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu / giá trị sổ sách của tổng nợ
X5: Tỷ số doanh thu / tổng tài sản
Các biến số trong mô hình của Altman lần lượt phản ánh: X1 – Khả năng thanh toán; X2 – Tuổi của DN và khả năng tích lũy lợi nhuận; X3 – Khả năng sinh lợi; X4 – Cấu trúc tài chính; X5 – Vòng quay vốn.
Theo Altman,
Z > 2,99: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản;
1,8 < Z < 2,99: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản; Z < 1,8: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.