Phân tích môi trường kinh doanh của EMC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 34)

2.2.1. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô

2.2.1.1. Các yếu tố kinh tế

Trong những năm qua nền kinh tế Việt nam luôn giữ được mức tăng trưởng GDP cao. Mặc dù cuối năm 2008 và nửa đầu năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tín dụng kéo theo suy thoái kinh tế thế giới nhưng nền kinh tế Việt Nam đã nhanh chóng thoát khỏi suy thoái và đang trên đà phục hồi, hứa hẹn mức tăng trưởng

HĐQT GĐ điều hành BKS PGĐ PGĐ P. Kinh doanh P. Vật tư P. Kỹ thuật P. TCLĐĐT P. Hợp tác QT P. Kế toán P. KCS P. Thanh tra BV P. Kế hoạch Văn phòng PX. Biến thế 1 PX. Biến thế 2 PX. Biến thế 3 PX. Cơ điện PX. Cơ khí 1 PX. Cơ khí 2 PX.CK thủy công PX. Dây đồng PX. Sửa chữa PX. Sơn Chỉ đạo Giám sát

cao sau suy thoái. Nguồn năng lượng điện luôn là yếu tố then chốt tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Các chuyên gia năng lượng dự báo nhu cầu năng lượng điện ở nước ta phải tăng nhanh gấp 2 lần mức tăng GDP, giai đoạn 2006- 2015 xác định mức tăng trưởng từ 17% (phương án cơ sở) đến 20% (phương án cao)6. Nhu cầu cho thị trường MBA trong nước tăng theo mức tăng trưởng nhu cầu điện năng.

2.2.1.2. Các yếu tố xã hội

Cùng với mức tăng trưởng kinh tế, đời sống xã hội Viêt Nam thay đổi nhanh chóng. Nhu cầu sử dụng thiết bị điện gia dụng ngày càng đa dạng và tăng nhanh về khối lượng. Thiết bị gia dụng sử dụng năng lượng điện mặc nhiên được xã hội chấp nhận bởi tính năng kinh tế, tiện dụng của nó gián tiếp làm gia tăng nhu cầu năng lượng điện và nhu cầu MBA.

Mặc dù rất cân nhắc về vấn đề môi trường, kỳ họp Quốc hội vừa qua đã đồng ý cho ngành điện triển khai nhà máy điện hạt nhân cho thấy nhu cầu bức thiết của nguồn năng lượng điện cho phát triển kinh tế, xã hội. Quyết định này sẽ gián tiếp tạo lực bẩy mạnh mẽ cho ngành SX MBA.

Chính sách giáo dục nâng cao ý thức “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cùng với nổ lực của các nhà SX đáp ứng nhu cầu khách hàng nội địa, về lâu dài sẽ mang lại lợi thế cho các NSX trong nước nói chung kể cả sản phẩm MBA.

2.2.1.3. Các yếu tố pháp luật

Thời gian gần đây liên tục xảy ra các sự cố môi trường liên quan đến các nhà máy SX khiến dư luận lên tiếng và các cơ quan chức năng ngày càng kiểm soát chặt chẽ các quy định bảo vệ môi trường. Ngành SX MBA phải xử lý vấn đề chất thải PCB7 khiến chi phí SX gia tăng. Đây là yếu tố bất lợi cho ngành SX MBA. Lộ trình cắt giảm thuế quan khi gia nhập WTO cũng gia tăng áp lực cạnh tranh cho các NSX MBA nội địa.

6 Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/07/2007 – Phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2025. [19]

Quy chế đấu thầu của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, …không cho các đơn vị thành viên EVN tham gia đấu thầu các dự án lớn do các thành viên khác của EVN làm chủ đầu tư. Đây là yếu bất lợi cho EMC do không được tham gia vào một phân khúc thị trường có nhu cầu khá lớn.

2.2.1.4. Các yếu tố công nghệ

Khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển mạnh mẽ, các thế hệ máy móc, công nghệ mới ra đời giúp nâng cao năng lực SX và năng suất lao động. Các loại vật liệu mới, chất lượng cao được ứng dụng vào công nghệ chế tạo MBA. Kết quả là sản phẩm MBA ngày càng được cải tiến về tính năng, gọn nhẹ, thẩm mỹ hơn. Rõ ràng sự phát triển công nghệ một mặt tạo điều kiện, mặt khác tạo áp lực buộc các NSX MBA phải đổi mới công nghệ và trang thiết bị SX để nâng cao năng lực cạnh tranh.

2.2.2. Phân tích môi trường kinh tế vi mô

2.2.2.1. Khách hàng

• 50% doanh thu của EMC đến từ các Cty kinh doanh điện, hầu hết thuộc EVN. Áp lực từ nhóm khách hàng này là rất lớn, các NSX MBA thường bị nhóm khách hàng này áp đặt về thông số kỹ thuật, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, điều kiện bảo hành (theo hồ sơ mời thầu). Quy trình mua sắm chặt chẽ: đấu thầu, chào giá cạnh tranh. Nhóm khách hàng này tương đối nhạy cảm với giá và đưa ra tiêu chuẩn tối đa về thông số tổn thất điện năng của MBA. Đối với nhóm khách hàng này EMC có lợi thế mà đối thủ cạnh tranh khó bắt chước: cùng là thành viên của EVN và cũng là hạn chế đối với dự án sử dụng vốn vay quốc tế như đã phân tích ở trên..

• 30% doanh thu đến từ các Cty xây lắp điện - thầu công trình xây lắp trạm biến áp. Nhóm khách hàng này rất nhạy cảm với giá do ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ và quan tâm các điều kiện giao hàng, thiết kế lắp đặt do ảnh hưởng tiến độ công trình và chi phí thi công. Nhóm khách hàng này cũng quan tâm đến điều khoản bán hàng tín dụng.

• 15% doanh thu đến từ nhóm khách hàng tự trang bị trạm biến áp riêng cho DN. Nhóm này ít nhạy cảm với giá nhưng rất quan tâm đến thiết kế vận hành, tính chất liên tục và ổn định trong vận hành và dịch vụ hậu mãi để đảm bảo nguồn điện.

Nhóm này cũng quan tâm đến thông số tổn thất điện năng của MBA do ảnh hưởng chi phí điện năng tiêu dùng.

• 5% doanh thu đến từ các Cty kinh doanh thiết bị điện. Nhóm khách hàng này quan tâm đến giá và điều kiện thanh toán.

2.2.2.2. Nhà cung cấp

Vật tư chủ yếu cho dây chuyền SX MBA bao gồm: dây điện từ (đồng); thép lá kỹ thuật điện (tole silic); vật liệu amorphous; dầu cách điện; vật liệu cách điện; thiết bị, phụ kiện MBA truyền tải.

• Dây điện từ: hầu hết là các nhà cung cấp trong nước. Tuy nhiên, nguyên vật liệu để SX dây điện từ (đồng cathode) bị chi phối bởi thị trường đồng thế giới và tỷ giá ngoại tệ. EMC đã thiết lập được dây chuyền SX dây điện từ đủ cung ứng 70% - 80% nhu cầu và nhập khẩu trực tiếp đồng cathode nên kiểm soát được giá đầu vào, có lợi thế thương thảo với nhà cung cấp.

• Thép lá kỹ thuật điện: đây là loại vật tư nhập khẩu đặc chủng, áp lực thương lượng từ nhà cung cấp tole silic là rất lớn, kể cả giá và tiến độ cung cấp.

• Vật liệu amorphous: đây là loại vật liệu mới thay thế cho thép lá kỹ thuật điện trong thiết kế chế tạo các loại MBA phân phối công suất nhỏ, giảm bớt áp lực từ nhà cung cấp tole silic. Vật liệu amorphous có tính năng giảm 75% tổn hao không tải của MBA – được xem như vật liệu thân thiện môi trường do giảm tiêu hao năng lượng – tạo ra lợi thế cạnh tranh từ sự khác biệt của sản phẩm. EMC là NSX đầu tiên trong nước ứng dụng vật liệu amorphous và đã đạt được thỏa thuận độc quyền chuyển giao công nghệ với nhà cung cấp nhằm duy trì lâu dài lợi thế cạnh tranh. Giai đoạn 1 – nhập khẩu lõi từ amorphous để SX MBA – đã hoàn thành; đang triển khai giai đoạn 2 – xây dựng xưởng SX lõi từ và nhập khẩu vật liệu thô amorphous. Tuy nhiên, áp lực thương lượng từ nhà cung cấp vật liệu amorphous là rất lớn.

• Dầu cách điện và vật liệu cách điện: có nguồn gốc nhập khẩu, có thể khai thác từ nhà cung cấp trong nước hoặc nhập khẩu trực tiếp, áp lực từ nhà cung cấp là không lớn.

• Thiết bị, phụ kiện MBA truyền tải: có nguồn gốc nhập khẩu, dễ khai thác. Chỉ riêng bộ điều chỉnh điện áp dưới tải (OLTC) do yêu cầu về tính năng kỹ thuật rất cao, số lượng NSX trên thế giới có hạn, khách hàng thường chỉ định đích danh thương hiệu nên bị nhà cung cấp OLTC áp đặt về giá và điều kiện thanh toán, giao hàng – áp lực của nhà cung cấp là rất lớn.

2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện hữu

Lĩnh vực MBA truyền tải 110kV: hiện trong nước có 3 NSX ở phía Bắc là CTCP Thiết Bị Điện Đông Anh, Cty TNHH ABB Việt Nam, CTCP Thiết Bị Điện TKV; phía Nam duy nhất có EMC là NSX MBA truyền tải 110kV. Riêng sản phẩm MBA truyền tải 220kV và 500kV chỉ mới có 1 NSX ở phía Bắc - CTCP Thiết Bị Điện Đông Anh – và CTCP Hanaka công bố nghiên cứu chế tạo. Đối với sản phẩm này chi phí vận chuyển rất lớn (vận tải siêu trường, siêu trọng) do đó lợi thế cạnh tranh về giá thuộc về NSX trong khu vực. Lĩnh vực MBA phân phối: hiện trong nước có 12 NSX, tuy nhiên có 6 NSX – 4 ở phía Bắc và 2 ở phía Nam - chiếm 90% thị phần nội địa.

• CTCP Thiết Bị Điện (THIBIDI): Đặt nhà máy tại Đồng Nai. Đây là NSX dẫn đầu thị trường chuyên về MBA phân phối, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại thị trường phía Nam, nhất là trong lĩnh vực MBA phân phối 1 pha chỉ có EMC và THIBIDI là 2 lực lượng cạnh tranh chính trên thị trường. Theo đuổi chiến lược tập trung chuyên môn hóa vào sản phẩm MBA phân phối để giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường. Không tham gia thị trường MBA truyền tải. Thương hiệu THIBIDI được thị trường đánh giá cao về chất lượng và giá cả cạnh tranh. Chiếm khoảng 27% thị phần nội địa.

• CTCP Thiết Bị Điện Đông Anh (EEMC): Đặt nhà máy tại Hà Nội. Đang dẫn đầu thị trường về MBA truyền tải 110kV, là NSX nội địa duy nhất chế tạo MBA truyền tải 220kV và đang nghiên cứu chế tạo thử MBA truyền tải 500kV. Theo đuổi chiến lược đầu tư vào các sản phẩm MBA có công suất lớn, điện áp cao thay thế hàng ngoại nhập, không có đối thủ cạnh tranh nội địa. Doanh thu máy biến áp phân phối thấp do khả năng cạnh tranh về giá kém. Chiếm khoảng 21% thị phần nội địa. Khách hàng mục tiêu là các ban quản lý dự án thuộc lĩnh vực truyền tải điện.

• Cty TNHH ABB Việt Nam: Đặt nhà máy tại Hà Nội. Đây là NSX 100% vốn đầu tư nước ngoài. Thương hiệu có uy tín trên thế giới, sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng nhưng khả năng cạnh tranh về giá kém. Theo đuổi chiến lược cạnh tranh về chất lượng và uy tín thương hiệu. Doanh thu chủ yếu là đơn đặt hàng của Cty mẹ, xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Chiếm khoảng 20% thị phần nội địa, khách hàng mục tiêu là các DN có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), các ban quản lý dự án thuộc lĩnh vực truyền tải điện.

• CTCP Thiết Bị Điện TKV: Đặt nhà máy tại Quảng Ninh. Tham gia thị trường ở cả loại sản phẩm MBA phân phối và MBA truyền tải nhưng không được đánh giá cao về chất lượng và thương hiệu. Theo đuổi chiến lược cạnh tranh về giá. Khách hàng mục tiêu là các nhà máy luyện thép, Cty xây lắp điện và các DN có vốn đầu tư nhỏ khu vực phía Bắc; các ban quản lý dự án thuộc lĩnh vực truyền tải điện. Có ưu thế về sản phẩm MBA lò – trang bị cho các nhà máy luyện kim. Chiếm khoảng 4% thị phần nội địa.

• CTCP HANAKA: Đặt nhà máy tại Bắc Ninh. Đây là NSX mới, hiện chỉ SX MBA phân phối và công bố chương trình nghiên cứu SX MBA truyền tải 220 – 500kV. Khách hàng mục tiêu là các Cty kinh doanh điện thuộc EVN. Mặc dù mới tham gia thị trường trong vài năm gần đây nhưng với tiềm lực tài chính mạnh và theo đuổi chiến lược khuyến mãi hấp dẫn nên thâm nhập nhanh vào phân khúc thị trường mục tiêu là các DN nhà nước. Đây là đối thủ nhiều ẩn số. Hiện chiếm khoảng 7% thị phần nội địa.

• Các NSX khác: Một số là DN 100% vốn nước ngoài, thị trường mục tiêu là nước bản xứ. Một số giới hạn về quy mô đầu tư, dây chuyền công nghệ, chất lượng thấp, chưa tổ chức được mạng lưới tiêu thụ, dịch vụ hậu mãi và chưa có uy tín thương hiệu nên chủ yếu theo đuổi chiến lược cạnh tranh về giá, nhắm vào đối tượng khách hàng có vốn đầu tư thấp. Chiếm khoảng 10% thị phần nội địa.

Hình 2.2: Thị phần kinh doanh MBA nội địa - 2009

2.2.2.4. Sản phẩm thay thế

Hiện nay trên thế giới chưa xuất hiện sản phẩm thay thế MBA điện. Trong nước đã xuất hiện sản phẩm MBA khô (Dry transformer) cũng có thể xem là sản phẩm thay thế cho sản phẩm MBA ngâm trong dầu (Oil immersed transformer) – công nghệ SX của hầu hết các NSX trong nước. Tuy nhiên, MBA khô chỉ phù hợp với phân khúc thị trường nhỏ là MBA đặt trong nhà tại các tòa cao ốc nhờ tính năng chống cháy nhưng giá khá cao.

2.2.2.5. Đối thủ tiềm ẩn

Lộ trình giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam trong WTO đối với mặt hàng MBA làm gia tăng áp lực cạnh tranh từ hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, một trong những giá trị cốt lõi của sản phẩm MBA là đảm bảo nguồn điện liên tục, dịch vụ hậu mãi là một yếu tố hết sức quan trọng đối với khách hàng. Do đó, khả năng xây dựng mạng lưới dịch vụ hậu mãi tại địa phương là một rào cản kỹ thuật đối với MBA nhập khẩu, hạn chế phần nào áp lực cạnh tranh từ hàng nhập khẩu.

Hiện nay có một số NSX 100% vốn nước ngoài, thị trường tiêu thụ chính là quốc gia của Cty mẹ và một số NXS của Trung Quốc bắt đầu tìm hiểu thị trường nội địa thông qua các Cty thương mại. Đây là những đối thủ tiềm ẩn, đáng ngại nhất là nguy cơ thâm nhập thị trường từ Trung Quốc.

2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA EMC2.3.1. Hoạt động cung ứng 2.3.1. Hoạt động cung ứng

Hầu hết các nguyên vật liệu cung ứng cho hoạt động SX của EMC có nguồn gốc nhập khẩu do đó bị ảnh hưởng của tình hình biến động của thị trường thế giới, biến động của tỷ giá ngoại tệ. Do nguồn vốn lưu động nhỏ nên EMC khó có thể dự trữ vật tư để kiểm soát chi phí đầu vào. Trong năm 2008 và 2009 EMC đã nhập khẩu trực tiếp và dự trữ khối lượng khá lớn đồng nguyên liệu (đồng cathode), thép lá kỹ thuật điện (tole silic) ổn định được nguồn cung ứng vật tư chiến lược, kiểm soát được chi phí SX. Tuy nhiên, do nguồn vốn nhỏ nên việc dự trữ một khối lượng vật tư lớn đã dẫn đến tình trạng căng thẳng tài chính vào một số thời điểm.

EMC đã triển khai công nghệ chế tạo và phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng dây điện từ (vật tư chủ yếu để SX MBA) đảm bảo cung ứng 70% - 80% nhu cầu SX với tiến độ phù hợp và giá thành giảm.

2.3.2. Hoạt động SX

Hiện có 10 phân xưởng bao gồm: 3 phân xưởng SX và sửa chữa MBA phân phối; 1 phân xưởng SX và sửa chữa MBA truyền tải; 2 phân xưởng SX cơ khí kết cấu và cơ khí phục vụ SX MBA; 1 phân xưởng SX thiết bị cơ khí thủy công; 1 phân xưởng sơn thành phẩm; 1 phân xưởng SX dây đồng; 1 phân xưởng sửa chữa máy phát điện diesel.

Công nghệ SX sử dụng nhiều lao động. Máy móc thiết bị lạc hậu, một số mới trang bị hiện đại nhưng đơn lẻ, không theo dây chuyền. Năng suất lao động thấp. Công suất thiết kế năm: 7000 MBA phân phối; 20 MBA truyền tải; 1000 tấn thiết bị cơ khí.

Kết cấu giá trị sản lượng: giá trị sản lượng MBA phân phối chiếm tỷ trọng lớn nhất, tỷ trọng giá trị sản lượng MBA truyền tải có xu hướng tăng. Nhìn chung EMC vẫn còn thừa năng lực SX.

Bảng 2.1: Thống kê sản lượng EMC từ 2004 đến 2009

Nguồn: Số liệu thống kê của EMC [4]

Về quản lý chất lượng: EMC rất quan tâm đến việc xây dựng hệ thống quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 34)