Vấn đề lạm phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 81 - 82)

Hoạch định tài chính không thể bỏ qua yếu tố lạm phát nhất là dự phóng báo cáo tài chính. Khi lạm phát dương thì tăng trưởng doanh thu bao gồm cả tăng trưởng doanh thu do khối lượng tiêu thụ và phần tăng giá do lạm phát. Tăng trưởng doanh thu kéo theo hàng tồn kho và khoản phải thu gia tăng, trong đó bao hàm cả phần tăng giá do lạm phát. Lạm phát cũng làm gia tăng các chi phí kinh doanh về mặt giá trị. Lạm phát cũng làm giá trị đầu tư tài sản dài hạn gia tăng. Tất cả các điều đó có nghĩa là giám đốc tài chính phải dự trù một khoản nhu cầu vốn gia tăng do lạm phát.

Tuy nhiên, lạm phát là một yếu tố kinh tế vĩ mô nằm ngoài tầm kiểm soát của DN. Hằng năm Chính phủ phải đưa ra rất nhiều quyết sách vĩ mô để kiểm soát và dự báo tỷ lệ lạm phát bởi vì có quá nhiều nhân tố tác động đến lạm phát, cả nhân tố trong nước và quốc tế.

Hoạch định chiến lược tài chính cho một giai đoạn 10 năm thì yếu tố lạm phát sẽ làm sai lệch đáng kể đường xu thế phát triển của Cty, chưa kể việc dự báo tỷ lệ lạm phát là không đáng tin cậy. Trong đề tài này, cơ sở của dự báo doanh thu, dự

phóng báo cáo tài chính là giá gốc năm 2009. Các số liệu hoạch định cho phép nhà quản trị so sánh giữa các kỳ, có cái nhìn tổng quát về xu thế tăng trưởng của Cty ở các chỉ tiêu tài chính. Tuy nhiên, khi lập ngân sách đầu tư, ngân sách hoạt động, ngân sách tiền mặt cũng như dự phóng báo cáo tài chính hằng năm cần phải đưa thêm yếu tố lạm phát vào các bảng tính để kế hoạch tài chính khả thi hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w