Các giải pháp thực hiện chiến lược tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 82)

3.3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức, nhân sự

Một thời gian dài Cty hoạt động dưới hình thức DN nhà nước, bộ phận kế toán - tài chính hoạt động thiên về chức năng kiểm soát: phản ảnh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và kiểm soát tuân thủ quy trình, quy định. Cơ chế điều hành Cty cổ phần đòi hỏi chức năng tài chính phải được chú trọng.

 Về mặt tổ chức: bộ phận tài chính cần tách khỏi các chức năng kế toán, đảm trách phần hành thu xếp nguồn tài trợ, kiểm soát sử dụng hiệu quả tài sản. Cần phải có chức danh giám đốc tài chính hoặc phó giám đốc phụ trách tài chính chịu trách nhiệm điều hành bộ phận tài chính.

 Về mặt nhân sự: bố trí nhân sự chất lượng cao cho phần hành tài chính, có chính sách đào tạo nâng cao nghiệp vụ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng để giữ chân nhân viên giỏi.

3.3.2. Nhóm giải pháp cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản

 Tăng vòng quay khoản phải thu khách hàng: Hệ số vòng quay khoản phải thu của Cty rất thấp so với bình quân ngành. Cty cần có chính sách bán hàng tín dụng hợp lý để tăng vòng quay khoản phải thu khách hàng đồng thời giảm rủi ro nợ phải thu khó đòi. Cụ thể:

- Phân loại khách hàng, xây dựng hạn mức tín dụng thương mại hợp lý theo từng loại.

- Đưa ra chính sách chiếc khấu thanh toán rõ ràng để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh.

- Kiên quyết thanh lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi tồn tại từ trước cổ phần hóa.

 Tăng vòng quay hàng tồn kho:

- Phân loại uy tín nhà cung cấp, xây dựng mạng lưới nhà cung cấp có liên hệ chặt chẽ để giảm thiểu vật tư tồn kho dự trữ.

- Phân loại và định mức dự trữ vật tư chiến lược.

- Tăng cường công tác điều độ SX, phân phối giảm thiểu chi phí SX dở dang và thành phẩm tồn kho.

- Thiết lập hệ thống kho nhà phân phối trung tâm đề giảm lượng thành phẩm dự trữ tại các đại lý bán hàng.

3.3.3. Nhóm giải pháp kiểm soát nguồn vốn

- Dựa trên kế hoạch huy động vốn cổ phần và diễn biến thị trường chứng khoán cân nhắc việc phát hành trái phiếu chuyển đổi để tiết kiệm chi phí lãi vay.

- Thiết lập quan hệ tín dụng ngắn hạn với nhiều ngân hàng nhằm tránh rủi ro gián đoạn nguồn vốn vay ngắn hạn khi ngân hàng thay đổi chính sách giải ngân đối với DN.

3.3.4. Nhóm giải pháp kiểm soát rủi ro

- Cân nhắc vận dụng các hình thức bảo hiểm rủi ro ngoại hối: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn.

- Xem xét lợi ích tiết kiệm chi phí lãi vay và rủi ro tỷ giá khi quyết định chọn đồng tiền vay nợ.

- Vận dụng giải pháp bảo lãnh thanh toán của ngân hàng đối với các khách hàng có độ tín nhiệm không cao để hạn chế rủi ro nợ quá hạn, nợ khó đòi.

3.4. KIẾN NGHỊ

- Xem xét lại chiến lược đầu tư theo hướng phát triển sản phẩm mới, triển khai dự án đầu tư cho hoạt động kinh doanh mang tính liên tục.

- Xem xét lại chiến lược marketing theo hướng phát triển thị trường mới cho sản phẩm hiện hữu và phát triển sản phẩm mới.

- Tổ chức bộ phận nghiên cứu và phát triển chuyên nghiệp, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm truyền thống và tìm cơ hội cho đầu tư sản phẩm mới, sản phẩm hợp bộ với sản phẩm truyền thống.

- Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu ra các nước trong khu vực: Lào, Cambodia, Mianma…, thiết lập cơ sở SX tại địa phương. Gia tăng nguồn thu bán hàng bằng ngoại tệ, cân đối thu chi ngoại tệ, tự bảo hiểm một phần rủi ro tỷ giá.

- Thiết lập và kiện toàn chức danh CFO, phân định nhiệm vụ và quyền hạn giữa CFO và kế toán trưởng, giữa bộ phận tài chính và bộ phận kế toán.

Tóm lược chương 3

Cơ sở hoạch định chiến lược tài chính giai đoạn 2011 – 2020 là “Chiến lược kinh doanh của CTCP Cơ Điện Thủ Đức giai đoạn 2010 – 2020, tầm nhìn 2025”, trong đó bao gồm mục tiêu dài hạn, mục tiêu kinh tế cụ thể, các dự án đầu tư. Khảo sát quan điểm của 157 người bao gồm các cổ đông, cán bộ quản lý, chuyên gia ngân hàng, chuyên gia kế toán, kiểm toán là những người có quan tâm và có điều kiện tiếp cận tình hình tài chính của EMC, rút ra 6 nhân tố tài chính tác động đến sự hấp dẫn của cổ phiếu EMC; thực trạng tài chính của EMC qua phân tích ở chương 2 và xác định giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của DN cũng được xem xét để hoạch định chiến lược tài chính.

Hoạch định chiến lược đầu tư: Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân trọng số (WACC) làm cơ sở đánh giá hiệu quả tài chính các dự án đầu tư. Công cụ Crystal Ball được sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro. Phân tích thực trạng tài chính ở chương 2 là cơ sở hoạch định lộ trình cải thiện các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản hiện hữu.

Hoạch định chiến lược tài trợ: Phân tích điểm bàng quan của EPS cho thấy hiệu quả việc sử dụng vốn vay. Một khảo sát nhỏ theo phương pháp chuyên gia gồm 2 nhóm đối tượng: các chuyên gia tín dụng và các cổ đông lớn làm cơ sở thiết lập biểu lãi suất vay vốn và biểu suất sinh lợi cổ đông đòi hỏi khi Cty tăng dần tỷ trọng nợ vay trên tổng tài sản, mục đích khảo sát biến thiên của chi phí sử dụng vốn theo tỷ lệ D/A. Cấu trúc vốn mục tiêu được xác định nằm trong khoản từ 40% đến 45%, có chi phí sử dụng vốn tối thiểu.

Hoạch định chính sách cổ tức: Một chính sách cổ tức xác định qua 2 giai đoạn cân đối mục tiêu tích lũy cho tăng trưởng và kỳ vọng cổ tức của nhà đầu tư. Giai

đoạn từ 2011 – 2015: chia cổ tức ở mức lãi tiền gởi, phần còn lại tích lũy cho tăng trưởng. Từ 2016 – 2020: tăng nhanh tỷ lệ chia cổ tức khi lợi nhuận tích lũy đảm bảo cấu trúc vốn mục tiêu.

Dự phóng báo cáo tài chính từ 2011 đến 2020. Đánh giá các chỉ tiêu tài chính dự phóng: ROA, ROE, EPS, chỉ số z, giá trị sổ sách của cổ phiếu để kiểm định tính hợp lý của chiến lược tài chính. Phân tích tốc độ tăng trưởng đã đưa ra những kiến nghị về chiến lược đầu tư và chiến lược marketing. Chương 3 cũng đề ra các giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược và các kiến nghị.

KẾT LUẬN

Trong khuôn luận văn thạc sĩ, học viên trình bày những nội dung cơ bản nhất trong quy trình hoạch định chiến lược tài chính cho EMC giai đoạn 2011 – 2020. Đề tài đã phân tích số liệu tài chính của EMC trong 3 năm 2007 – 2009 và so sánh với số liệu trung bình của 4 đối thủ cạnh tranh tiêu biểu – được xem như trung bình ngành – để đánh giá thực trạng tài chính của EMC. Đề tài cũng đã khảo sát 157 cổ đông và đối tượng có liên quan để rút ra được 6 nhân tố tài chính cốt lõi tạo nên tính hấp dẫn của cổ phiếu EMC. Trên cơ sở chiến lược kinh doanh cấp công ty, mục tiêu dài hạn, mục tiêu cụ thể và danh mục các dự án đầu tư hoạch định chiến lược tài chính giai đoạn 2011 – 2020. Trên cơ sở phân tích dòng tiền đánh giá tính hiệu quả tài chính của các dự án. Đề tài cũng đã thu thập ý kiến các chuyên gia tài chính, ngân hàng, cổ đông lớn và cán bộ quản lý để khảo sát biến thiên chi phí sử dụng vốn bình quân trọng số, qua đó xác định tỷ lệ nợ để công ty đạt được mức tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. Kết hợp đánh giá giai đoạn phát triển hiện tại trong chu kỳ sống của doanh nghiệp để quyết định cơ cấu vốn mục tiêu với D/A trong khoảng từ 40% - 50%. Cân đối giữa lợi nhuận dự kiến, kỳ vọng của nhà đầu tư về cổ tức, nhu cầu tích lũy cho tăng trưởng đưa ra một chính sách cổ tức hai giai đoạn: chia cổ tức tối thiểu giành phần lớn cho tích lũy; tăng nhanh tỷ lệ cổ tức đồng thời với mua lại cổ phiếu quỹ. Đề tài đã dự phóng báo cáo tài chính hằng năm cho giai đoạn 2011 – 2020, đánh giá tính hợp lý của các chỉ tiêu tài chính hoạch định. Qua phân tích tốc độ tăng trưởng hoạch định, phát hiện tính không liên tục của chiến lược đầu tư làm tốc độ tăng trưởng giai đoạn sau của thời kỳ thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng bền vững khá nhiều, đây là cơ sở kiến nghị Ban điều hành xem xét lại chiến lược đầu tư và chiến lược marketing. Tuy nhiên đề tài cũng có những giới hạn nhất định như chưa đưa yếu tố lạm phát vào các báo cáo tài chính dự phóng.

Với kiến thức có giới hạn cả về lý luận lẫn thực tiễn, học viên mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Văn Chánh, Ngô Quang Huân (2000), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học quốc gia Tp.HCM, Tp.HCM.

2. Võ Khắc Cường (2008), Hoạch định chiến lược cạnh tranh tại công ty MASECO giai đoạn 2008 – 2015, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Tôn Đức Thắng, Tp. HCM.

3. EMC (2007-2009), Báo cáo tài chính sau kiểm toán.

4. EMC (2004-2009), Báo cáo thống kê.

5. Eugene F. Brigham, Joel F. Houston (2009), Quản trị tài chính, NXB Cengage, Singapore.

6. Fredr David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Tp. HCM.

7. Garry D. Smith, Danny R. Arnold, Boby R. Bizzell (2007), Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB Lao động – Xã hội, Tp. HCM.

8. PGS. TS. Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Thanh Liêm, Ths. Trần Hữu Tài (2009),

Quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Tp. HCM.

9. Global Advanced MBA (2008), Quản trị tài chính doanh nghiệp, tài liệu lưu hành nội bộ.

10.TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Tp.HCM.

11.TS. Nguyễn Thanh Liêm, Ths. Nguyễn Thị Mỹ Hương (2009), Quản Trị Tài Chính, NXB Thống kê, Tp.HCM.

12.Đỗ Thị Minh, Nguyễn Phan Quốc Phong, Bùi Phước Quãng, Lê Thị Thắng, Nguyễn Duy Quốc Việt (2009), Chiến lược kinh doanh của CTCP Cơ Điện Thủ Đức giai đoạn 2010 – 2020, tầm nhìn 2025, Capstone Project môn học Quản trị chiến lược, ĐH GRIGGS – ĐH Quốc gia Hà Nội, Tp.HCM.

13.THIBIDI, EEMC, TKV, Biến thế Hà Nội (2009), Báo cáo tài chính sau kiểm toán.

14.Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường, NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM, Tp. HCM.

15.PGS. TS. Trần Ngọc Thơ, PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt, TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê, Tp.HCM.

16.PGS.TS. Nguyễn Quang Thu (2007), Quản trị tài chính căn bản, NXB Thống kê, Tp.HCM.

17.TS. Nguyễn Văn Thuận (2003), Quản trị tài chính, NXB Thống kê, Tp. HCM.

18.Thủ tướng Chính phủ (2007), Phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2015 (QĐ 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/07/2007), Văn phòng Chính phủ, Hà Nội.

19.Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định điều chỉnh, bổ sung các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai vào Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Hà Nội.

20.Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Thị Liên Hoa (2008), Phân tích tài chính, NXB Lao Động – Xã Hội, Tp.HCM.

21.Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê, Tp.HCM.

Web site:

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Số Tên Trang

1.1 Mô hình tài chính các giai đoạn trong chu kỳ sống của DN 1.2 Các yếu tố rủi ro kinh doanh

2.1 Chỉ số tài chính ngành MBA nội địa – 2009

2.2 Tính toán các chỉ số tài chính của EMC 2007 – 2009

3.1 Khảo sát yếu tố tài chính hấp dẫn nhà đầu tư cổ phiếu EMC 3.2 Tiến độ thực hiện các dự án giai đoạn 2011 – 2020

3.3 Đánh giá dự án chuyển giao công nghệ SX lõi từ amorphous

3.4 Biểu đồ tần suất NPV và IRR – Dự án “Chuyển giao công nghệ SX lõi từ amorphous”

3.5 Đánh giá dự án nâng cấp dây chuyền SX dây điện từ

3.6 Biểu đồ tần suất NPV và IRR – Dự án “Nâng cấp dây chuyền SX dây điện từ”

3.7 Đánh giá dự án khách sạn, văn phòng cho thuê Vũng Tàu

3.8 Biểu đồ tần suất NPV và IRR – Dự án “Khách sạn, văn phòng cho thuê Vũng Tàu”

3.9 Đánh giá dự án KCN Phước Bình

3.10 Biểu đồ tần suất NPV và IRR – Dự án “KCN Phước Bình” 3.11 Đánh giá dự án nâng cấp dây chuyền SX MBA

3.12 Biểu đồ tần suất NPV và IRR – Dự án “Nâng cấp dây chuyền SX MBA”

3.13 Đánh giá dự án khu căn hộ cao cấp Thủ Đức

3.14 Biểu đồ tần suất NPV và IRR – Dự án “Khu căn hộ cao cấp Thủ Đức”

3.15 Ngân sách đầu tư

3.16 Lộ trình cải thiện các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản 3.17 Xác định điểm bàng quan EPS – 2011

3.18 Các bước dự phóng BCKQHĐKD

3.19 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự phóng 3.20 Các bước dự phóng BCĐKT

3.21 Bảng cân đối kế toán dự phóng 3.22 Các bước dự phóng BCLCTT

3.23 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự phóng 3.24 Doanh thu tài chính

3.25 Tài sản cố định

3.26 Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản 3.27 Đầu tư vào đơn vị khác

3.28 Hoàn trả nợ dài hạn

PL 1.1: Mô hình tài chính các giai đoạn trong chu kỳ sống của DN

Chiến lược tài chính phải thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của DN, phù hợp với chiến lược kinh doanh của Cty theo từng giai đoạn khởi sự kinh doanh, tăng trưởng, sung mãn và suy thoái.

1.5.1. Giai đoạn khởi sự kinh doanh

Giai đoạn khởi đầu của chu kỳ kinh doanh tiêu biểu rõ ràng mức độ cao nhất của rủi ro kinh doanh. Các rủi ro đó chính là khả năng SX sản phẩm mới có hiệu quả hay không; nếu có hiệu quả, thì sản phẩm có được các khách hàng tương lai chấp nhận hay không; nếu được chấp nhận, thị trường có tăng trưởng đến một quy mô hiệu quả đủ cho các chi phí triển khai và đưa sản phẩm ra thị trường không; và nếu tất cả những điều này đạt được, thì Cty có chiếm được thị phần hay không?

Mức độ rủi ro kinh doanh cao có nghĩa là rủi ro tài chính đi kèm nên giữ càng thấp càng tốt trong suốt giai đoạn này. Như vậy, tài trợ bằng vốn cổ phần là thích hợp nhất, nhưng do mức độ rủi ro tổng thể trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh doanh rất cao, cho nên chỉ có các nhà đầu tư vốn mạo hiểm mới dám chấp nhận đầu tư vào Cty. Đương nhiên các nhà đầu tư vốn mạo hiểm này sẽ yêu cầu một tỷ suất sinh lợi rất cao để bù đắp cho những rủi ro cao mà họ phải gánh chịu. Do dòng tiền trong những năm đầu rất thấp, thậm chí âm; nghĩa là họ không có khả năng nhận được cổ tức trong giai đoạn này. Các nhà đầu tư vốn mạo hiểm chỉ có thể đạt được tỷ suất sinh lợi cao thông qua phần lãi vốn, tức là phần giá trị cổ phần tăng thêm sau này so với giá trị ban đầu của chúng.

Thông số chiến lược tài chính

Giai đoạn khởi sự kinh doanh

Rủi ro kinh doanh Rất cao

Rủi ro tài chính Rất thấp

Nguồn tài trợ Vốn mạo hiểm

Chính sách cổ tức Tỷ lệ trả cổ tức: 0

Triển vọng tăng trưởng tương lai Rất cao Tỷ số giá thu nhập (P/E) Rất cao

Thu nhập trên mỗi cổ phần Danh nghĩa hoặc âm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w