Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 51 - 53)

 Phân tích vòng quay tổng tài sản (Đơn vị: vòng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

Vòng quay TTS 1.10 1.15 0.86 1.26

Vòng quay tài sản năm 2008 tăng nhanh hơn 2007 do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản. Tuy nhiên, năm 2009 bên cạnh việc giảm sút doanh thu do tình hình suy thoái kinh tế, việc gia tăng nhanh giá trị tài sản khiến hiệu suất sử dụng tài sản giảm mạnh. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của EMC thấp hơn bình quân ngành khá nhiều (1.26 lần). Chúng ta sẽ phân tích hiệu suất sử dụng của các yếu tố thành phần của tổng tài sản.

 Phân tích vòng quay hàng tồn kho (Đơn vị: vòng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

Vòng quay HTK 2.08 2.17 1.70 2.50

Vòng quay hàng tồn kho tăng nhẹ ở năm 2008 nhưng giảm mạnh vào năm 2009, đây là thành phần chính tạo nên xu hướng tăng giảm bất thường của vòng quay tổng tài sản. Vòng quay hàng tồn kho của EMC chậm hơn với bình quân ngành (2.5 lần).Chúng ta sẽ phân tích sâu hơn các thành phần cấu thành của hàng tồn kho. (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Vật tư dự trữ 48,038,480,31 8 50,220,002, 859 73,884,160, 530 14.78% 280.53% Chi phí SX dở dang 28,248,295,10 6 50,414,872, 909 38,764,649, 737 150.15% -138.11% Thành phẩm tồn kho 41,558,934,40 2 31,973,961,805 28,395,535,284 -64.93% -42.42% Hàng tồn kho CK 117,845,709,826 132,608,837,573 141,044,345,551

Thành phẩm tồn kho giảm đều qua các năm cho thấy Cty kiểm soát tốt kế hoạch bán hàng. Năm 2008 chi phí SX dỡ dang tăng mạnh (chiếm 150.15% trong gia tăng hàng tồn kho). Riêng năm 2009, mặc dù các thành phần chi phí SX dỡ dang và thành phẩm tồn kho đều giảm nhưng không đủ bù đắp cho phần gia tăng trong vật tư dự trữ (chiếm 280.53% trong gia tăng hàng tồn kho). Nguyên nhân là do chính sách dự trữ vật tư chiến lược (đồng cathode).

 Phân tích vòng quay khoản phải thu (Đơn vị: vòng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

Vòng quay KPT 3.27 3.48 3.05 6.13

Khoản phải thu 2008 tăng chậm hơn doanh thu khiến vòng quay khoản phải thu tăng. Tuy nhiên, khoản phải thu năm 2009 giảm chậm hơn tốc độ giảm doanh thu nên vòng quay khoản phải thu giảm mạnh. Đây là xu hướng xấu, phản ảnh công tác quản lý khoản phải thu, chính sách bán hàng tín dụng chưa hiệu quả. Và đây cũng là nhân tố góp phần tạo xu hướng tăng giảm bất thường của vòng quay tổng tài sản. So với bình quân ngành (6.13 lần) thì vòng quay khoản phải thu của EMC chưa được 50%.

 Phân tích số ngày bán hàng tạo quỹ tiền mặt (Đơn vị: ngày)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

Số ngày bán hàng

tạo quỹ tiền mặt

8.54 13.59 53.39 23.25

Quỹ tiền mặt của EMC tăng nhanh qua các năm và đột biến vào năm 2009. Số ngày bán hàng tạo quỹ tiền mặt năm 2007 là 8.54 ngày, năm 2008 tăng lên 13.59 ngày, năm 2009 lên đến 53.39 ngày trong khi trung bình ngành năm 2009 chỉ có 23.25 ngày. Việc dự trữ tồn quỹ tiền mặt gia tăng (tiền gởi có kỳ hạn) là do tình hình biến động bất lợi trên thị trường tiền tệ vào cuối năm 2008 và cuối năm 2009. Rủi ro không giải ngân được các khoản vay ngắn hạn do các ngân hàng thiếu hụt nguồn huy động đầu vào là rất lớn buộc EMC phải giữ lại khoản tiền gởi có kỳ hạn là khá lớn. Tuy nhiên, mức chênh lệch đến 130% so với trung bình ngành vào thời điểm cuối năm 2009 là quá lớn, góp phần tăng chi phí lãi vay, chi phí sử dụng vốn.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

Vòng quay TSCĐ 8.93 9.15 8.16 11.38

TSCĐ ròng biến động không nhiều, năm 2008 tăng chủ yếu do dự án lò sấy karosene hoàn thành, năm 2009 giảm do khấu hao. Tuy nhiên, biến động doanh thu mới là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động bất thường của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ. Năm 2008 doanh thu tăng 27%, TSCĐ quay được 9.15 vòng, cao hơn so với 8.93 vòng ở năm 2007. Năm 2009 doanh thu giảm 16% khiến vòng quay TSCĐ chỉ được 8.16 vòng, khá thấp so với bình quân ngành (11.38 vòng).

Tóm lại: Cả bốn nhân tố - tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho và TSCĐ - đều góp phần làm hiệu suất sử dụng tổng tài sản của EMC thấp hơn bình quân ngành. Chính sách kiểm soát tăng trưởng doanh thu và dự trữ vật tư chiến lược là nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Tâm điểm quản lý là vật tư dự trữ và khoản phải thu khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w