Phân tích chỉ số dòng tiền chuyên biệt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 62 - 65)

 Tỷ số đảm bảo dòng tiền

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng

Rcfa -1.59

Tỷ số đảm bảo dòng tiền lớn hơn hoặc bằng 1 thể hiện khả năng trang trải tiền mặt mà không cần nguồn tài trợ bên ngoài. Nếu tỷ số thấp hơn 1 cho thấy nguồn tiền nội bộ không đủ để duy trì cổ tức và mức độ tăng trưởng như hiện nay. [20, tr.409].

Tỷ số đảm bảo dòng tiền trong ba năm 2007 – 2009 của EMC là một số âm khá lớn (Rcfa=-1.59) cho thấy:

Dòng tiền hoạt động kinh doanh của Cty lâm vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng, không có khả năng trang trải cho cổ tức và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh. Cty phải huy động từ nguồn tài trợ bên ngoài dưới hình thức vay ngắn hạn ngân hàng.

 Tỷ số tái đầu tư tiền mặt

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Rcs -80.03% -8.37% 4.36%

Tỷ số tái đầu tư tiền mặt là một thước đo tỷ lệ phần trăm đầu tư vào tài sản đại diện cho tiền mặt được giữ lại và tái đầu tư trong Cty cho cả việc thay thế và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh. Tỷ số tái đầu tư trong khoảng từ 7% đến 11% nói chung được đánh giá tốt. [20, tr.410].

Tỷ số Rcs năm 2007 âm đến 80.03%, năm 2008 có cải thiện nhiều nhưng vẫn là số âm, năm 2009 đạt tỷ lệ dương nhưng vẫn khá nhỏ Rcs2009=4.36% < 7%.

Điều này cho thấy: Tiền mặt hoạt động được giữ lại không đảm bảo cho tái đầu tư trong Cty cho cả thay thế và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh.

Tóm lược chương 2

Chương 2 phân tích môi trường kinh doanh của EMC, nêu lên các yếu tố kinh tế, xã hội, pháp luật và công nghệ có tác động đến môi trường vĩ mô; nêu lên 5 áp lực cạnh tranh có tác động đến môi trường vi mô của EMC. Đồng thời phân tích thực trạng các hoạt động cung ứng, SX, tiêu thụ, marketing, hậu mãi, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển. Nội dung thứ 2 quan trọng hơn là phân tích thực trạng tài chính của EMC. Phương pháp phân tích kết hợp phân tích xu hướng dữ liệu quá khứ của EMC kết hợp so sánh số liệu bình quân ngành. Phần đánh giá thực trạng bao gồm đánh giá khả năng sinh lợi tổng quát, hiệu quả sử dụng tài sản, lợi nhuận biên. Phần phân tích chính sách tài trợ đánh giá việc sử dụng đòn bẩy tài chính, hiệu quả và rủi ro thanh khoản. Vận dụng mô hình chỉ số z để dự báo khả năng phá sản

của Cty. Trong phần này cũng phân tích dòng tiền trong quá khứ để đánh giá khả năng tạo ra tiền, đồng thời phân tích rõ hơn rủi ro kiệt quệ tài chính do sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn. Chương 2 cũng phân tích chính sách phân phối lợi nhuận của EMC qua đó thấy được một nhược điểm mang tích chiến lược: không có tích lũy cho tăng trưởng bền vững.

Số liệu 3 năm 2007 – 2009 cho thấy tình hình tài chính là không khả quan, mặc dù xu hướng là có cải thiện nhưng hầu hết các chỉ tiêu tài chính đều kém mức bình quân ngành. Chính sách hạn chế tăng trưởng doanh thu làm định phí tăng tương đối khiến chỉ tiêu suất sinh lợi trên doanh thu thấp hơn khá nhiều so với bình quân ngành. Đồng thời doanh thu thấp cũng làm chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản cũng kém mà tâm điểm quản lý là vật tư dự trữ và khoản phải thu khách hàng. Mặt khác, chính sách hạn chế tăng trưởng doanh thu khiến thị phần thu hẹp từ 14% năm 2008 xuống còn 11% năm 2009. Cty có xu hướng gia tăng đòn cân nợ, nhưng thực chất chỉ có năm 2009 đòn bẩy tài chính mới thực sự khuếch đại ROE. Ở các năm 2007 và 2008, do suất sinh lời trên vốn đầu tư thấp nên đòn bẩy tài chính đã có tác dụng ngược làm giảm ROE của Cty. Mặt khác, việc gia tăng sử dụng nợ ngắn hạn và chính sách hạn chế tăng trưởng doanh thu khiến phần lớn dòng tiền thu bán hàng chỉ được dùng để trả nợ đáo hạng ngân hàng, Cty luôn ở trạng thái căng thẳng tài chính. Chỉ số Z cho thấy EMC nằm trong vùng có khả năng xảy ra phá sản.

Chương 3:

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CỦA EMC GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 62 - 65)