Khảo sát chi phí sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 73 - 77)

3.2.3.2.1. Chi phí sử dụng vốn vay

Theo kết quả tham khảo các chuyên gia tín dụng của 8 ngân hàng hiện đang cấp hạn mức tín dụng cho Cty cho thấy lãi suất vay vốn của EMC có xu hướng tăng khi tỷ lệ D/A vượt mức 40%. Cụ thể:

Bảng 3.3: Biến thiên lãi vay theo tỷ lệ nợ

D/A 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%

Rd 13% 13% 13% 14% 15% 16% 17% 18%

3.2.3.2.2. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Kết quả tính toán ở phần 3.2.2.1.1 cho ta chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu cổ đông kỳ vọng vào tài sản hiện hữu của Cty là 16,65%.

Theo kết quả một cuộc tham khảo ý kiến 12 cổ đông lớn, bao gồm 8 cổ đông đồng thời là cán bộ quản lý của EMC cho thấy khi tỷ lệ D/A vượt ngưỡng 50%, nhà đầu tư đòi hỏi có sự gia tăng tỷ lệ sinh lợi cho đồng vốn bỏ ra mua cổ phiếu của Cty để bù đắp sự gia tăng khả năng phá sản. Biến thiên của suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ nợ trên tổng tài sản như sau:

Bảng 3.4: Biến thiên chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ nợ

Rs 14% 14% 14% 14% 14% 16,5% 18% 19,5% 21% 3.2.3.2.3. Biến thiên của chi phí sử dụng vốn (WACC) theo cấu trúc vốn (D/A)

Giả định toàn bộ lợi nhuận sau thuế thu nhập DN đều được chia cho cổ đông dưới hình thức cổ tức bằng tiền (EPS = DPS). Ta tính chi phí sử dụng vốn của EMC theo tỷ lệ nợ:

Bảng 3.5: Biến thiên WACC theo D/A

D/A D/E Rd EPS Rs P P/E WACC

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 0% 0.00% 1,476 14.00% 10,542 7.14 14.00% 10% 11.11% 13.0% 1,532 14.00% 10,940 7.14 13.58% 20% 25.00% 13.0% 1,601 14.00% 11,437 7.14 13.15% 30% 42.86% 13.0% 1,6 91 14.00% 12,0 76 7. 14 12.73% 40% 66.67% 14.0% 1,760 14.00% 12,570 7.14 12.60% 50% 100.00% 15.0% 1,827 16.50% 11,072 6.06 13.88% 60% 150.00% 16.0% 1,890 18.00% 10,499 5.56 14.40% 70% 233.33% 17.0% 1,945 19.50% 9,973 5.13 14.78% 80% 400.00% 18.0% 1,9 80 21.00% 9,4 27 4. 76 15.00% Trong đó: (2): A D A D E D / 1 / / − =

(3): Biến thiên lãi vay (bảng 3.3) (4): Biến thiên DPS=EPS

(5): Biến thiên suất sinh lợi kỳ vọng của vốn chủ sở hữu (bảng 3.4) (6): Giá dự kiến s R DPS P= (7): P/E = DPSP (8): Chi phí sử dụng vốn bình quân trọng số WACC = Wd*(1-T)*Rd + Ws*Rs

Bảng 3.5 cho thấy chi phí sử dụng vốn giảm và giá trị tài sản cổ đông (giá dự kiến của cổ phiếu) tăng theo tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và đạt đỉnh ở mức tỷ lệ D/A = 40%. Khi D/A vượt ngưỡng 40%, WACC bắt đầu tăng lên và giá cổ phiếu bắt đầu giảm xuống. Có nghĩa là chi phí kiệt quệ tài chính đã vượt qua lợi ích của lá chắn thuế.

Xét về mặt lý thuyết, cấu trúc vốn của EMC đạt mức tối ưu khi tỷ lệ nợ trên tổng tài sản nằm trong khoảng từ 40% đến 50%.

3.2.3.3. Xác định cấu trúc vốn mục tiêu

Ở phần 3.2.3.2. chúng ta đã xác định được khoảng biến thiên tỷ lệ D/A (40% - 50%) để EMC có thể đạt cấu trúc vốn tối ưu.

Mặt khác, phân tích ở phần 3.2.1. cho thấy EMC đang ở giai đoạn tăng trưởng trong chu kỳ sống của DN và Ban lãnh đạo theo đuổi chiến lược tăng trưởng cao với một loạt các dự án mở rộng năng lực SX trong ngành nghề truyền thống – SX máy biến áp, đồng thời cũng có dự án mở rộng hoạt động kinh doanh sang ngành nghề mới – kinh doanh địa ốc. Rõ ràng trong giai đoạn này rủi ro kinh doanh là khá lớn, chiến lược tài trợ cần chú trọng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, nhất là với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản.

Dựa trên cở sở phân tích, cấu trúc vốn mục tiêu của EMC với tỷ lệ D/A

nên nằm trong khoảng từ 40% đến 45% tức tỷ lệ D/E nằm trong khoảng từ 67%

đến 82%. Cấu trúc này sẽ điều chỉnh linh hoạt tùy theo lãi suất và thị trường vốn. Tỷ lệ nợ D/A theo BCĐKT dự kiến 2010 là 68,85%, trong các năm từ 2011 đến 2020 nhu cầu vốn đầu tư vào các dự án là khá lớn. Do đó, để giảm áp lực phát hành vốn cổ phần mới trong điều kiện Cty mới chuẩn bị niêm yết, tỷ lệ nợ D/A sẽ giảm dần hằng năm, đến 2015 đạt cấu trúc vốn mục tiêu D/A = 40%.

Bảng 3.6:Cấu trúc vốn mục tiêu

CẤU TRÚC VỐN MỤC TIÊU

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Cấu trúc vốn mục tiêu (D/A) 62% 56% 49% 44% 40%

Cấu trúc vốn mục tiêu (D/A) 40% 40% 40% 40% 40%

3.2.4. Hoạch định chính sách cổ tức

Trên lý thuyết, Cty đang trong giai đoạn tăng trưởng khá nhanh, cần phải tích lũy vốn cho tăng trưởng, do đó hạn chế chia cổ tức. Tuy nhiên, theo nghiên cứu ở phần 3.1 cho thấy 82,2% nhà đầu tư là cổ đông của Cty cho rằng mức chia cổ tức 9% năm 2009 là không hấp dẫn, đa phần các cổ đông cũng cho rằng việc chia cổ tức bằng phần lớn lợi nhuận làm ra như 2009 cũng không hấp dẫn. Cần có một chính sách phân phối cổ tức ổn định hàng năm, với mức tỷ lệ tương đương lãi tiền gởi kỳ hạn năm và gia tăng khi lợi nhuận tích lũy đạt mức kỳ vọng, nhưng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại cho tăng trưởng cũng cần được xem xét. Mức chia cổ tức bình quân ngành năm 2009 là 11,5%, tương đương lãi tiền gởi kỳ hạn năm vào cuối năm 2009.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý tỷ lệ cổ tức công bố tính trên mệnh giá cổ phiếu, sẽ cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ tính trên chi phí nhà đầu tư bỏ ra mua cổ phiếu của Cty. Ví dụ: giá cổ phiếu của Cty trên thị trường là 1.5, tỷ lệ cổ tức ổn định 12%/năm; nhà đầu tư bỏ ra 15.000 đồng mua cổ phiếu sẽ được nhận 1.200 đồng cổ tức – chỉ được 8% trên tổng đầu tư. Như vậy, tỷ lệ cổ tức công bố chỉ là liều thuốc an thần để nhà đầu tư yên tâm nắm giữ cổ phiếu của Cty để kỳ vọng vào lãi vốn khi thị trường “nóng” lên hoặc Cty hiệu quả hoạt động gia tăng nhờ “chất lượng tăng trưởng”.

Giá cổ phiếu gắn với quyền lợi của nhà đầu tư nhưng nhà quản lý cũng được hưởng lợi nhờ khoảng vốn sử dụng không mất phí – thặng dư phát hành cổ phần mới. Hơn nữa, hầu hết các nhà quản lý Cty đồng thời là cổ đông của Cty. Do đó có động cơ mạnh mẽ trong việc nâng cao giá trị thị trường của Cty. Chúng ta nhớ lại thời điểm cuối năm 2006, đầu năm 2007, chỉ số giá thị trường tăng cao, các Cty niêm yết liên tục phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn chủ sở hữu và chia cổ tức khá cao. Mục đích chính của các đợt phát hành này là thặng dư vốn cổ phần, dẫn đến cấu trúc vốn thay đổi đáng kể, tỷ lệ vốn vay rất thấp.

Mặt khác, chiến lược kinh doanh của Cty trong giai đoạn này tăng trưởng khá nhanh với hàng loạt dự án đầu tư lớn. Đồng thời chính sách tài trợ đã xác định ở phần 3.2.3 cấu trúc vốn sẽ phải điều giảm tỷ lệ nợ trên tổng tài sản hiện này từ 66% xuống

đến 40%. Do đó, chiến lược kinh doanh của Cty phụ thuộc rất lớn vào việc phát hành cổ phiếu mới, cần phải có một chính sách cổ tức đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư tiềm năng để gia tăng khả năng thành công của các đợt phát hành.

Tóm lại, một chính sách cổ tức hợp lý trong giai đoạn 2011 – 2020 là mức cổ tức chia hàng năm tương đương lãi tiền gởi kỳ hạn năm ở thời kỳ đầu cần tích lũy vốn; sau khi các dự án đầu tư phát huy hiệu quả, tích lũy đạt cấu trúc vốn mục tiêu có thể gia tăng tỷ lệ cổ tức.

Từ năm 2011 đến 2015 là giai đoạn có nhu cầu đầu tư lớn, các dự án chưa phát huy hiệu quả tài chính do đó cần tích lũy lợi nhuận cho tăng trưởng. Từ 2016 đến 2020 các dự án đầu tư tài chính bắt đầu được chia lãi, doanh thu tài chính là khá lớn, đảm bảo được cấu trúc vốn mục tiêu và thừa tiền do chưa có dự án đầu tư mới. Do đó từ 2016 có thể gia tăng tỷ lệ cổ tức đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư.

Bảng 3.7:Tỷ lệ cổ tức TỶ LỆ CỔ TỨC Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ cổ tức (d%) 10% 10% 10% 10% 10% Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Tỷ lệ cổ tức (d%) 30% 40% 40% 40% 40% 3.2.5. Dự phóng BCKQHĐKD, BCĐKT, BCLCTT giai đoạn 2011 – 2020 3.2.5.1. Dự phóng BCKQHĐKD PL 3.18: Các bước dự phóng BCKQHĐKD. PL 3.19: BCKQHĐKD dự phóng. 3.2.5.2. Dự phóng BCĐKT PL 3.20: Các bước dự phóng BCĐKT PL 3.21: BCĐKT dự phóng 3.2.5.3. Dự phóng BCLCTT PL 3.22: Các bước dự phóng BCLCTT PL 3.23: BCLCTT dự phóng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 73 - 77)