Phân tích tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 49 - 51)

 Phân tích hệ số lãi ròng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành

ROS 0.03% 1.27% 2.72% 5.71%

Chỉ tiêu lãi ròng trên doanh thu có xu hướng tăng nhanh từ 0.03% năm 2007 lên 1.27% năm 2008 và 2.72% năm 2009. Chỉ tiêu này cho thấy chiến lược kinh doanh của Cty, nhất là chiến lược giá bán sản phẩm. Từ khi chuyển sang hình thức Cty cổ phần, EMC từ bỏ chiến lược tối đa hóa doanh thu mà chỉ nhắm vào các đơn hàng có lợi nhuận. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận biên của EMC cũng còn quá thấp so với bình quân ngành (5.71%). Ngoài ra chỉ tiêu này cũng cho thấy hiệu quả kiểm soát các chi phí. Chúng ta sẽ phân tích ảnh hưởng của từng chi phí thành phần đến lãi ròng.

Phân tích doanh thu và giá vốn

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

Tỷ trọng 91.14% 84.01% 83.44% 81.43%

Tỷ trọng giá vốn trong doanh thu năm 2007 khá cao, cải thiện đáng kể vào năm 2008 và tiếp tục giảm nhẹ vào năm 2009 để về gần với mức trung bình ngành (81.43%).

Phân tích doanh thu và chi phí

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

Chi phí tài chính 3.79% 5.81% 5.34% 2.43%

Chi phí lãi vay 3.71% 5.50% 4.57% 1.89%

Chi phí bán hàng 2.32% 3.97% 4.66% 3.03%

Chi phí quản lý DN 2.82% 4.49% 3.46% 6.70%

Tỷ trọng chi phí tài chính tăng mạnh vào năm 2008 và giảm bớt vào 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí lãi vay: năm 2008 dư nợ vay ngân hàng tăng 16% nên chi phí lãi vay gia tăng; năm 2009 dư nợ ngân hàng tiếp tục tăng 17% nhưng nhờ

chính sách hỗ trợ 4% lãi suất (chương trình kích cầu của Chính phủ từ tháng 2 đến tháng 12/2009) nên tỷ trọng lãi vay giảm còn 4.57%. Tuy nhiên mức tỷ trọng này là quá cao so với bình quân ngành (1.89%), gần 2.5 lần.

Tỷ trọng chi phí bán hàng tăng nhanh từ 2.32% năm 2007, lên 3.97% năm 2008 và lên đến 4.66% năm 2009. Trong đó nguyên nhân chính là do khoản chi phí hoa hồng bán hàng tăng nhanh kể từ khi Chính phủ bỏ giới hạn tỷ lệ chi phí môi giới10. Các nhà SX trong ngành có xu hướng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách gia tăng hoa hồng bán hàng, điều này cũng cho thấy áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng trong ngành SX MBA nội địa. Tuy nhiên, tỷ trọng này cũng khá cao so với bình quân ngành (3.03%) do EMC không theo đuổi chiến lược tối đa hóa doanh thu. Ngoài ra, chi phí bán hàng năm 2009 gia tăng đột biến một khoản trích dự phòng bảo hành sản phẩm 4.8 tỷ (chiếm 36% chi phí bán hàng).

Tỷ trọng chi phí quản lý tăng đột biến năm 2008, từ 2.82% lên 4.49% và giảm xuống còn 3.46% vào năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2008 Cty trích lập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi 6.4 tỷ, chiếm 41% chi phí quản lý. Nhìn chung tỷ trọng chi phí quản lý trên doanh thu của EMC khá thấp so với trung bình ngành (6.7%) do Cty kiểm soát tốt chi phí.

 Phân tích kỳ trả nợ (Đơn vị: ngày)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009 Kỳ trả nợ 73.93 83.96 96.50 41.38

Cty có xu hướng gia tăng sử dụng tín dụng thương mại, thể hiện tương quan thương lượng với nhà cung cấp. Chỉ số kỳ trả nợ tăng nhanh qua các năm và khá cao so với bình quân ngành. Mặc dù tiết kiệm chi phí lãi vay ngân hàng nhưng tiềm ẩn trong giá vật tư đầu vào và khả năng thương lượng với nhà cung cấp.

Tóm lại: Tỷ số lãi ròng trên doanh thu (ROS) có xu hướng cải thiện nhanh nhưng vẫn khá thấp so với trung bình ngành. Trong đó, tỷ trọng giá vốn có xu hướng giảm xuống gần bằng trị số trung bình ngành; tỷ trọng chi phí tài chính cao hơn trung bình ngành khá nhiều do Cty sử dụng đòn bẩy tài chính lớn; tỷ trọng chí phí bán hàng

cũng khá cao so với trung bình ngành; chỉ riêng chỉ tiêu chi phí quản lý là thấp hơn trung bình ngành do Cty thực hiện chính sách thắt chặt kiểm soát chi phí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w