Đối thủ cạnh tranh hiện hữu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 38 - 40)

Lĩnh vực MBA truyền tải 110kV: hiện trong nước có 3 NSX ở phía Bắc là CTCP Thiết Bị Điện Đông Anh, Cty TNHH ABB Việt Nam, CTCP Thiết Bị Điện TKV; phía Nam duy nhất có EMC là NSX MBA truyền tải 110kV. Riêng sản phẩm MBA truyền tải 220kV và 500kV chỉ mới có 1 NSX ở phía Bắc - CTCP Thiết Bị Điện Đông Anh – và CTCP Hanaka công bố nghiên cứu chế tạo. Đối với sản phẩm này chi phí vận chuyển rất lớn (vận tải siêu trường, siêu trọng) do đó lợi thế cạnh tranh về giá thuộc về NSX trong khu vực. Lĩnh vực MBA phân phối: hiện trong nước có 12 NSX, tuy nhiên có 6 NSX – 4 ở phía Bắc và 2 ở phía Nam - chiếm 90% thị phần nội địa.

• CTCP Thiết Bị Điện (THIBIDI): Đặt nhà máy tại Đồng Nai. Đây là NSX dẫn đầu thị trường chuyên về MBA phân phối, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại thị trường phía Nam, nhất là trong lĩnh vực MBA phân phối 1 pha chỉ có EMC và THIBIDI là 2 lực lượng cạnh tranh chính trên thị trường. Theo đuổi chiến lược tập trung chuyên môn hóa vào sản phẩm MBA phân phối để giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường. Không tham gia thị trường MBA truyền tải. Thương hiệu THIBIDI được thị trường đánh giá cao về chất lượng và giá cả cạnh tranh. Chiếm khoảng 27% thị phần nội địa.

• CTCP Thiết Bị Điện Đông Anh (EEMC): Đặt nhà máy tại Hà Nội. Đang dẫn đầu thị trường về MBA truyền tải 110kV, là NSX nội địa duy nhất chế tạo MBA truyền tải 220kV và đang nghiên cứu chế tạo thử MBA truyền tải 500kV. Theo đuổi chiến lược đầu tư vào các sản phẩm MBA có công suất lớn, điện áp cao thay thế hàng ngoại nhập, không có đối thủ cạnh tranh nội địa. Doanh thu máy biến áp phân phối thấp do khả năng cạnh tranh về giá kém. Chiếm khoảng 21% thị phần nội địa. Khách hàng mục tiêu là các ban quản lý dự án thuộc lĩnh vực truyền tải điện.

• Cty TNHH ABB Việt Nam: Đặt nhà máy tại Hà Nội. Đây là NSX 100% vốn đầu tư nước ngoài. Thương hiệu có uy tín trên thế giới, sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng nhưng khả năng cạnh tranh về giá kém. Theo đuổi chiến lược cạnh tranh về chất lượng và uy tín thương hiệu. Doanh thu chủ yếu là đơn đặt hàng của Cty mẹ, xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Chiếm khoảng 20% thị phần nội địa, khách hàng mục tiêu là các DN có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), các ban quản lý dự án thuộc lĩnh vực truyền tải điện.

• CTCP Thiết Bị Điện TKV: Đặt nhà máy tại Quảng Ninh. Tham gia thị trường ở cả loại sản phẩm MBA phân phối và MBA truyền tải nhưng không được đánh giá cao về chất lượng và thương hiệu. Theo đuổi chiến lược cạnh tranh về giá. Khách hàng mục tiêu là các nhà máy luyện thép, Cty xây lắp điện và các DN có vốn đầu tư nhỏ khu vực phía Bắc; các ban quản lý dự án thuộc lĩnh vực truyền tải điện. Có ưu thế về sản phẩm MBA lò – trang bị cho các nhà máy luyện kim. Chiếm khoảng 4% thị phần nội địa.

• CTCP HANAKA: Đặt nhà máy tại Bắc Ninh. Đây là NSX mới, hiện chỉ SX MBA phân phối và công bố chương trình nghiên cứu SX MBA truyền tải 220 – 500kV. Khách hàng mục tiêu là các Cty kinh doanh điện thuộc EVN. Mặc dù mới tham gia thị trường trong vài năm gần đây nhưng với tiềm lực tài chính mạnh và theo đuổi chiến lược khuyến mãi hấp dẫn nên thâm nhập nhanh vào phân khúc thị trường mục tiêu là các DN nhà nước. Đây là đối thủ nhiều ẩn số. Hiện chiếm khoảng 7% thị phần nội địa.

• Các NSX khác: Một số là DN 100% vốn nước ngoài, thị trường mục tiêu là nước bản xứ. Một số giới hạn về quy mô đầu tư, dây chuyền công nghệ, chất lượng thấp, chưa tổ chức được mạng lưới tiêu thụ, dịch vụ hậu mãi và chưa có uy tín thương hiệu nên chủ yếu theo đuổi chiến lược cạnh tranh về giá, nhắm vào đối tượng khách hàng có vốn đầu tư thấp. Chiếm khoảng 10% thị phần nội địa.

Hình 2.2: Thị phần kinh doanh MBA nội địa - 2009

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 38 - 40)