Phân tích dòng tiền hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 58 - 60)

 Tác động của lợi nhuận trước thuế (Đơn vị: VNĐ)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

1. Lợi nhuận trước thuế 81,235,496 6,113,873,378 10,565,435,434

0.03% 1.95% 3.49%

Lợi nhuận trước thuế có xu hướng tăng nhanh qua các năm, là yếu tố đóng góp tích cực tạo nên xu thế dòng tiền dương. Mặt khác, thể hiện xu hướng cải thiện hiệu quả hoạt động, cho thấy “chất lượng” của dòng tiền dương là tốt.

Tóm lại: Mặt dù còn thấp so với bình quân ngành, nhưng xu hướng cải thiện lợi nhuận kế toán trước thuế góp phần tạo nên dòng tiền dương có chất lượng cao.

 Tác động của thay đổi khoản phải thu (Đơn vị: VNĐ)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tăng, giảm các khoản phải thu (3,527,839,257) (32,826,823,555) (4,556,297,351)

-1.19% -10.47% -1.51%

Các khoản phải thu liên tục tăng qua các năm tạo nên dòng tiền ra. Riêng năm 2008 âm 32.8 tỷ (chiếm 10.47% TICF) và năm 2009 tiếp tục âm 4.6 tỷ cho thấy công tác quản lý khoản phải thu là vấn đề cần xem xét. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng 95%. Việc gia tăng mạnh khoản phải thu khách hàng không tương ứng tốc độ gia tăng doanh thu, thậm chí năm 2009 doanh thu giảm, cho thấy đây không phải là nới lỏng chính sách bán hàng tín dụng để tăng doanh số mà thực chất là công tác quản lý bán hàng chưa tốt. Gia tăng khoản phải thu, một mặt tạo dòng tiền ra, mặt khác là gia tăng rủi ro nợ phải thu khó đòi. Cụ thể,

năm 2008 Cty phải trích dự phòng nợ phải thu khó đòi 6.4 tỷ, năm 2009 tiếp tục trích bổ sung 0.4 tỷ.

Cty cần phải xem xét lại chính sách bán hàng tín dụng và củng cố khâu thu tiền bán hàng.

 Tác động của thay đổi hàng tồn kho (Đơn vị: VNĐ)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tăng, giảm hàng tồn kho (17,031,533,871) (14,763,127,747) (8,435,507,978)

-5.73% -4.71% -2.79%

Hàng tồn kho liên tục tăng qua các năm tạo nên dòng tiền ra khá lớn. Chúng ta sẽ xem xét các yếu tố thành phần của hàng tồn kho.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Vật tư dự trữ 48,038,480 ,318 50,220,002,859 73,884,160,530 14.78% 280.53% Chi phí SX dở dang 28,248,295, 106 50,414,872,909 38,764,649,737 150.15% -138.11% Thành phẩm tồn kho 41,558,934 ,402 31,973,961,8 05 28,395,535,2 84 -64.93% -42.42% Hàng tồn kho CK 117,845,709,826 132,608,837,5 73 141,044,345,5 51

Nguyên nhân chính tạo nên dòng tiền ra ở hàng tồn kho là do Cty thay đổi chính sách dự trữ nguyên vật liệu chính để đảm bảo hoạt động SX liên tục và kiểm soát giá đầu vào. Năm 2009, gia tăng trong vật tư dữ trữ chiếm 280.53% gia tăng hàng tồn kho, có nghĩa là việc tiết giảm chi phí SX dở dang và thành phẩm không đủ bù đắp sự gia tăng của vật tư dự trữ. Đồng và tole silic là hai loại vật liệu chính được EMC dự trữ khối lượng lớn. Việc dự trữ tole silic giúp Cty ổn định được hoạt động SX liên tục khi thị trường trong nước thiếu nguồn cung do các nhà cung cấp nước ngoài thay đổi chính sách kinh doanh. Riêng dự trữ đồng đã phát huy tác dụng khá rõ nét, năm 2009 giá đồng tăng khá mạnh từ 3.500 USD/tấn lên đến 7.900 USD/tấn nhưng EMC vẫn kiểm soát được giá đồng đầu vào 4.000 USD/tấn. Kết quả là mặt dù ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới khiến doanh thu 2009 giảm 16% nhưng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 73%.

Chi phí SX dở dang 2008 gia tăng đột biến (chiếm 150.15% gia tăng hàng tồn kho), được cải thiện trong năm 2009 (giảm 138.11% so với gia tăng hàng tồn kho) nhưng vẫn còn cao so với 2007 (tăng 37%) mặt dù doanh thu chỉ tăng 7%. Điều này cho thấy Cty cần phải xem xét lại công tác tổ chức SX đồng bộ.

Thành phẩm liên tục giảm qua các năm tạo nên dòng tiền dương, đồng thời cho thấy Cty kiểm soát tốt kế hoạch tiêu thụ .

Tóm lại: Chính sách dự trữ vật tư chiến lược phát huy tác dụng tốt nhưng Cty cần cân nhắc khối lượng dự trữ và thời điểm dự trữ để kiểm soát chi phí cơ hội cho việc dự trữ; Cty cũng cần xem xét lại khâu tổ chức SX đồng bộ.

 Tác động của thay đổi khoản phải trả (Đơn vị: VNĐ)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tăng giảm các khoản phải trả (Không kể

lãi vay phải trả, thuế TNDN phải nộp) (21,494,358,441)-7.23% 28,679,371,295 9.15% 10,506,570,061 3.47% Các khoản phải trả trong ba năm biến động bất thường năm 2007 tạo dòng tiền ra chiếm 7.23% TICF nhưng năm 2008 chuyển biến mạnh tạo dòng tiền vào khá lớn chiếm 9.15% TICF, năm 2009 tiếp tục tăng tạo dòng tiền vào chiếm 3.47% TICF. Khoản phải trả nhà cung cấp chiếm tỷ trọng lớn nhất, kế đến là người mua trả trước tiền hàng. Việc gia tăng dòng tiền vào cho thấy Cty tận dụng tốt quan hệ với nhà cung cấp đồng thời cải thiện áp lực từ khách hàng. Nhìn chung, đây là khoản vốn chiếm dụng, sử dụng không mất phí.

Do đó, xu hướng tích cực tạo nên dòng tiền vào từ thay đổi khoản phải trả một mặt đóng góp cải thiện dòng tiền, mặt khác làm giảm chi phí sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w