Phân tích tốc độ tăng trưởng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 79 - 81)

Tỷ lệ tăng trưởng bền vững:

g* = P x R x A x T (3.4)

Trong đó:

P: Hệ số lãi ròng (ROS) R: Tỷ lệ lợi nhuận để lại A: Vòng quay tài sản T: Đòn bẩy tài chính Bảng 3.9:Tỷ lệ tăng trưởng bền vững TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG Chỉ tiêu Kế hoạch 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tốc độ tăng trưởng doanh thu 16.26% 17.08% 16.81% 19.80% 16.97% 31.90% 13.11% 10.05% 13.15% 14.08% Tỷ lệ tăng trưởng bền vững (g*) 11.92% 13.03% 11.89% 6.61% 6.26% 26.07% 23.53% 15.87% 17.63% 22.70%

Khác biệt giữa tốc độ tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng bền vững là khá lớn và có hai xu hướng trái ngược:

Giai đoạn 2011 – 2016 :

Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng bền vững. Nguyên nhân chính là do hệ số lãi ròng trên doanh thu khá thấp khi chưa có doanh thu tài chính dẫn đến ROE không cao, nhất là các năm 2014, 2015. Giai đoạn này Cty cũng có chiến lược tái cấu trúc vốn giảm dần hệ số nợ cũng góp phần làm giảm ROE. Trong giai đoạn này Cty đã chọn giải pháp tích lũy lợi nhuận và phát hành vốn cổ phần mới để tài trợ cho tăng trưởng và giảm hệ số nợ.

Giai đoạn 2017 – 2020 :

Doanh thu tài chính từ dự án “Khu căn hộ cao cấp Thủ Đức” khiến hệ số ROS tăng cao, đồng thời dự án “Nâng cấp dây chuyền SX MBA” phát huy hết năng suất

cải thiện hệ số ROA, bên cạnh đó từ 2015 hệ số nợ đạt cấu trúc mục tiêu dẫn đến ROE từ 2016 khá cao là nguyên nhân khiến tỷ lệ tăng trưởng bền vững là khá cao. Mặt khác, từ 2016 các dự án đầu tư đều đã phát huy tác dụng nên tốc độ tăng trưởng doanh thu bắt đầu sụt giảm. Đây là giai đoạn tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm hơn tỷ lệ tăng trưởng bền vững.

Trong giai đoạn này, để giữ cấu trúc vốn mục tiêu, chiến lược tài chính của Cty đã phải chọn giải pháp tăng tỷ lệ chia cổ tức và mua lại cổ phiếu quỹ để giải quyết tình trạng dự tiền. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp tốt vì nó phát tín hiệu đến nhà đầu tư rằng Cty chuẩn bị đến giai đoạn suy thoái, Ban điều hành không tìm thấy cơ hội đầu tư. Mặt khác, Cty phát hành cổ phần mới vào những thời điểm chuẩn bị đầu tư các dự án, các chỉ tiêu sinh lợi đều thấp và mua lại cổ phiếu quỹ vào những năm các chỉ tiêu hiệu quả tài chính đều rất tốt. Điều này có nghĩa là ‘bán rẻ’, ‘mua đắt’.

Cụ thể: năm 2010 số lượng cổ phần thường là 6,9 triệu, thị giá là 11.500 đồng/CP, thặng dư vốn cổ phần bằng 0; giả định mỗi năm thị giá tăng 5% (với điều kiện thị trường chứng khoán diễn biến bình thường thì giả định này là khá khiêm tốn); Cty liên tục phát hành cổ phần mới, cao điểm là năm 2015: số lượng cổ phần thường là 20,822 triệu, thị giá là 14.677 đồng/CP, thặng dư vốn cổ phần bằng 46.475 triệu; từ năm 2016 bắt đầu mua lại cổ phiếu quỹ, đến năm 2020: số lượng cổ phần thường là 7,86 triệu, thị giá là 18.732 đồng/CP, thặng dư vốn cổ phần bằng (âm)

-45.260 triệu (PL 3.29).

Rõ ràng giải pháp mua lại cổ phiếu quỹ sẽ không làm hài lòng các cổ đông lớn của Cty – những cổ đông có tiếng nói quyết định phê duyệt bảng hoạch định chiến lược tài chính này. Tuy nhiên, cần phải nhìn rõ bản chất vấn đề. Chiến lược tài chính chỉ là một chiến lược cấp chức năng, có vai trò hỗ trợ thực hiện chiến lược kinh doanh cấp Cty. Ở đây chiến lược tài chính đã thực hiện tốt chức năng đo lường của nó. Qua đây Ban điều hành cần xem xét lại chiến lược kinh doanh cấp Cty.

Vấn đề nằm ở chiến lượt đầu tư: 06 dự án bắt đầu triển khai từ năm 2011 và phát huy đầy đủ hiệu quả từ năm 2016. Trong đó có 03 dự án thực hiện dưới hình

thức đầu tư tài chính vào Cty con, mục đích là doanh thu tài chính. Ba dự án này tác động trực tiếp vào chỉ tiêu ROE, làm tỷ lệ tăng trưởng bền vững tăng cao vào các năm từ 2016 đến 2020. Trong khi đó, doanh thu tài chính đóng góp không đáng kể vào tốc độ tăng trưởng doanh thu của Cty.

Chỉ có 03 dự án Cty trực tiếp đầu tư đóng góp vào tốc độ tăng trưởng doanh thu, nhưng hai dự án “Chuyển giao công nghệ SX lõi từ amorphous” và “Nâng cấp dây chuyền SX dây điện từ” tác động gián tiếp, góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh và tăng chỉ tiêu lãi ròng trên doanh thu (ROS).

Đến đây giám đốc tài chính hoàn toàn có cơ sở đề xuất Ban điều hành xem xét lại chiến lược đầu tư và chiến lược marketing. Hoặc là tìm cơ hội đầu tư tác động trực tiếp vào doanh thu hoạt động kinh doanh: tham gia thị trường với sản phẩm mới – chiến lược đầu tư; Hoặc tìm thị trường mới, giảm giá bán để tăng doanh thu trên thị trường hiện hữu (đánh đổi giữa hệ số lãi ròng và tăng trưởng doanh thu) – chiến lược marketing.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w