Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của EMC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 41)

2.3.1. Hoạt động cung ứng

Hầu hết các nguyên vật liệu cung ứng cho hoạt động SX của EMC có nguồn gốc nhập khẩu do đó bị ảnh hưởng của tình hình biến động của thị trường thế giới, biến động của tỷ giá ngoại tệ. Do nguồn vốn lưu động nhỏ nên EMC khó có thể dự trữ vật tư để kiểm soát chi phí đầu vào. Trong năm 2008 và 2009 EMC đã nhập khẩu trực tiếp và dự trữ khối lượng khá lớn đồng nguyên liệu (đồng cathode), thép lá kỹ thuật điện (tole silic) ổn định được nguồn cung ứng vật tư chiến lược, kiểm soát được chi phí SX. Tuy nhiên, do nguồn vốn nhỏ nên việc dự trữ một khối lượng vật tư lớn đã dẫn đến tình trạng căng thẳng tài chính vào một số thời điểm.

EMC đã triển khai công nghệ chế tạo và phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng dây điện từ (vật tư chủ yếu để SX MBA) đảm bảo cung ứng 70% - 80% nhu cầu SX với tiến độ phù hợp và giá thành giảm.

2.3.2. Hoạt động SX

Hiện có 10 phân xưởng bao gồm: 3 phân xưởng SX và sửa chữa MBA phân phối; 1 phân xưởng SX và sửa chữa MBA truyền tải; 2 phân xưởng SX cơ khí kết cấu và cơ khí phục vụ SX MBA; 1 phân xưởng SX thiết bị cơ khí thủy công; 1 phân xưởng sơn thành phẩm; 1 phân xưởng SX dây đồng; 1 phân xưởng sửa chữa máy phát điện diesel.

Công nghệ SX sử dụng nhiều lao động. Máy móc thiết bị lạc hậu, một số mới trang bị hiện đại nhưng đơn lẻ, không theo dây chuyền. Năng suất lao động thấp. Công suất thiết kế năm: 7000 MBA phân phối; 20 MBA truyền tải; 1000 tấn thiết bị cơ khí.

Kết cấu giá trị sản lượng: giá trị sản lượng MBA phân phối chiếm tỷ trọng lớn nhất, tỷ trọng giá trị sản lượng MBA truyền tải có xu hướng tăng. Nhìn chung EMC vẫn còn thừa năng lực SX.

Bảng 2.1: Thống kê sản lượng EMC từ 2004 đến 2009

Nguồn: Số liệu thống kê của EMC [4]

Về quản lý chất lượng: EMC rất quan tâm đến việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng (ISO-2001) từ khâu thiết kế, chế tạo thử, vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm nhập kho và sản phẩm xuất bán. Tuy nhiên, do máy móc cũ, không theo dây chuyền tự động, công nghệ sử dụng nhiều lao động nên chất lượng sản phẩm không đồng đều. Mặt khác, việc không có cơ chế quy trách nhiệm khi có sản phẩm hỏng đã không gắn trách nhiệm của người lao động với chất lượng sản phẩm, ý thức lao động kém.

Tổ chức SX thiếu đồng bộ là nguyên nhân dẫn đến EMC thường bị trễ hạn giao hàng. Công nghệ SX và phương thức SX là điểm yếu của EMC.

2.3.3. Tình hình tiêu thụ

Bảng2.2: Thống kê doanh thu EMC từ 2004 đến 2009 (Đơn vị: triệu VNĐ)

SBU 2004 2005 2006 2007 2008 2009 DT trọngTỷ DT trọngTỷ DT trọngTỷ DT trọngTỷ DT trọngTỷ DT trọngTỷ MBA PP- 1p 38,116 19.81% 66,740 30.27% 34,840 15.72% 39,916 14.83% 74,406 21.72% 63,578 21.84% MBA PP- 3p 89,069 46.29% 98,835 44.83% 89,245 40.26% 127,064 47.21% 174,549 50.94% 121,583 41.76% MBA TT 45,154 23.47% 38,553 17.49% 72,954 32.91% 62,449 23.20% 77,678 22.67% 90,051 30.93% Doanh thu MBA 172,339 89.56% 204,128 92.58% 197,039 88.89% 229,429 85.25% 326,633 95.33% 275,212 94.53% Sản phẩm 2004 2005 2006 2007 2008 2009

MBA PP – 1 pha (máy) 3.293 4.797 1.162 1.912 1.979 2103

MBA PP – 3 pha (máy) 1.629 1.165 891 1.058 693 680

MBA TT – 110kV (máy) 9 12 11 7 8 8

SP CK 8,381 4.36% 6,785 3.08% 3,248 1.47% 18,062 6.71% 2,619 0.76% 2,619 0.90% DV SC 11,699 6.08% 9,569 4.34% 21,378 9.64% 21,634 8.04% 13,379 3.90% 13,291 4.57% Tổng doanh thu 192, 419 220,4 82 221, 665 269, 125 342, 631 291, 122

Nguồn: Số liệu thống kê của EMC [4]

Doanh thu bán hàng có xu hướng tăng đều qua các năm, riêng năm 2009 doanh thu giảm do suy thoái kinh tế trong nước và toàn cầu. Doanh thu sản phẩm MBA phân phối và MBA truyền tải vẫn là chủ lực – chiếm từ 90% đến 95%. Doanh thu chủ yếu là tại thị trường nội địa. Doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là MBA phân phối bán theo đường tiểu ngạch qua thị trường Cambodia. Năm 2009 EMC đã có đơn hàng xuất khẩu 2 MBA truyền tải đầu tiên vào thị trường Cambodia. Đây là thị trường có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chưa có NSX nội địa – thị trường mới nhiều triển vọng.

2.3.4. Hoạt động marketing

• Hệ thống thu thập thông tin kinh doanh

EMC chưa tổ chức hệ thống thu thập và xử lý thông tin kinh doanh một cách chính thống để phục vụ cho việc ra quyết định Marketing. Việc thu thập thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh chủ yếu mang tính tự phát, đôi khi ảnh hưởng nhận định cá nhân. Chất lượng thông tin khá khiêm tốn.

Sản phẩm

Sản phẩm MBA của EMC có mẫu mã đẹp, gọn nhẹ. Riêng đối với sản phẩm MBA phân phối, EMC đã đưa ra thị trường dòng sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Đây là loại MBA sử dụng vật tiệu amorphous thay cho tole silic truyền thống, có tính năng giảm 75% tổn hao không tải8. EMC là NSX đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam ứng dụng công nghệ vật liệu tiết kiệm năng lượng vào SX MBA. Đây là một chỉ tiêu quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm – cạnh tranh bằng sự khác biệt của sản phẩm.

Giá cả

8 Tổn thất điện năng của MBA bao gồm tổn hao không tải (do mạch từ) và tổn hao ngắn mạch (do dây đồng), được quy đổi thành tiền cộng vào giá bán để so sánh chọn nhà thầu có tổng giá so sánh nhỏ nhất.

Giá cả sản phẩm MBA của EMC được đánh giá là hợp lý, tương xứng với chất lượng và có khả năng cạnh tranh. Đối với sản phẩm MBA phân phối, thị trường truyền thống là khu vực phía Nam hiện có 2 NSX, giá cả tương đương nhau và thấp hơn các NSX phía Bắc. Cty định hướng phát triển dòng sản phẩm MBA tiết kiệm năng lượng, chất lượng cao, giá cao. Định vị thương hiệu MBA tiết kiệm năng lượng. Đối với sản phẩm MBA truyển tải, EMC định hướng thị trường mục tiêu là khu vực miền Nam (quy mô và tốc độ tăng trưởng nhu cầu thị trường cao hơn so với miền Trung và miền Bắc) với lợi thế cạnh tranh về chi phí vận chuyển, thời gian xử lý hậu mãi. Chiến lược cạnh tranh về giá và dịch vụ.

Phân phối

EMC hiện đang tổ chức 2 kênh phân phối chính: bán trực tiếp cho người sử dụng là các Cty kinh doanh điện, các Cty sử dụng điện lắp đặt trạm biến áp riêng; bán qua trung gian là các Cty xây lắp điện, các Cty kinh doanh thiết bị điện. 65% doanh thu thực hiện qua kênh phân phối trực tiếp; 35% doanh thu thực hiện qua kênh phân phối gián tiếp (Nguồn: Số liệu thống kê doanh thu 2009 của EMC).

Đặc thù của thị trường MBA là khả năng cạnh tranh của mạng lưới phục vụ hậu mãi, việc bán hàng qua các Cty thương mại thực chất chỉ là giải pháp xử lý các hình thức khuyến mãi với các đối tượng khách hàng là DN nhà nước. Vấn đề của EMC là cần có chính sách khuyến mãi linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng.

Truyền thông và chiêu thị

EMC chưa chú trọng công tác truyền thông, sản phẩm được giới thiệu đến khách hàng chủ yếu thông qua mối quan hệ với các khách hàng là các đơn vị kinh doanh điện thuộc EVN với tư cách là đơn vị thành viên Tập đoàn. Đối với nhóm khách hàng là DN sử dụng điện có lắp đặt trạm biến áp riêng thì thông tin về thương hiệu EMC không đáp ứng kỳ vọng của khách hàng

Hình 2.3: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm EMC

2.3.5. Dịch vụ hậu mãi

EMC tổ chức công tác xử lý hậu mãi khá chuyên nghiệp, tiếp nhận thông tin hậu mãi 24/24. Ưu tiên mọi nguồn lực cho xử lý sự cố. Vận dụng các phương thức xử lý linh hoạt nhằm hạn chế tối đa thời gian gián đoạn nguồn điện của khách hàng: xử lý tại chỗ, cho mượn máy trong thời gian sửa chữa, đổi máy mới…Phương châm của công tác hậu mãi: sự hài lòng của khách hàng là giá trị thương hiệu.

Bên cạnh bộ phận hậu mãi, EMC liên kết với các đơn vị kinh doanh điện, xây lắp điện có đủ cơ sở vật chất, chuyên môn tại địa phương xử lý nhanh các tình huống sự cố.

2.3.6. Cơ sở hạ tầng

• Trang thiết bị : máy móc, thiết bị cũ kỹ, thiếu đồng bộ nên năng suất thấp. Một ít số mới trang bị khá hiện đại nhưng là thiết bị đơn lẻ.

Nhà SX EMC

Khách hàng tiêu dùng công nghiệp:

Kinh doanh điện; Sử dụng điện

Khách hàng tiêu dùng công nghiệp:

Sử dụng điện

Nhà phân phối công nghiệp:

Kinh doanh thiết bị điện; Xây lắp điện

• Công nghệ SX : chủ yếu sử dụng nhiều nhân công trên các thiết bị đơn lẻ, lạc hậu. Công nghệ thâm dụng lao động (chi phí nhân công bằng 7 lần chi phí khấu hao tài sản cố định).

• Mặt bằng SX :

- Hiện nhà máy SX đang tọa lạc trên diện tích 5 ha, mặt tiền đường quốc lộ 1A, ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố. Trong tương lai gần (khoảng 5 năm), khi nội ô thành phố mở rộng, vị trí này sẽ trở nên đắt địa nếu chuyển đổi công năng thành đất thổ cư hoặc hoạt động dich vụ.

- Tỉnh Đồng Nai đã có quyết định giao cho EMC 50 ha gần sân bay quốc tế mới tại Long Thành và Chính phủ cũng đã có quyết định cho phép thành lập khu công nghiệp Phước Bình [19]. Đây là thời cơ để EMC mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh khu công nghiệp, đồng thời phù hợp với kế hoạch di dời nhà máy SX, chuyển đổi công năng 5 ha hiện hữu tại Tp.HCM.

- Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có quyết định hóa giá nhà và chuyển quyền sử dụng đất cho EMC lô đất 1000 m2 ngay bãi biển tại Vũng Tàu. EMC đã có kế hoạch liên kết kinh doanh dịch vụ du lịch, địa ốc để đa dạng hóa nguồn doanh thu.

2.3.7. Nguồn nhân lực

Tính đến tháng 04/2010 tổng số lao động của EMC là 526. Trong đó: trình độ thạc sĩ 5 người; trình độ đại học 85 người – chiếm 16%, trình độ cao đẳng, trung cấp 64 người – chiếm 12%; công nhân kỹ thuật 257 người – chiếm 49%. Riêng lực lượng quản lý 76 % có trình độ đại học và trên đại học. Nhìn chung lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm nghề nghiệp.

EMC có kế hoạch đào tạo, khuyến khích nhân viên tự nâng cao trình độ, tuy nhiên công tác đào tạo chưa được tổ chức quy chuẩn. Thu nhập bình quân tương đối thấp so với bình quân ngành và khu vực, mức lương chưa thực sự gắn với hiệu quả công việc đang là một vấn đề lớn đối với EMC trong nổ lực giữ chân lao động giỏi.

2.3.8. Nghiên cứu và phát triển

Công tác nghiên cứu phát triển đóng góp đáng kể vào thành tựu của EMC, cụ thể:

- Đi đầu trong việc ứng dụng vật liệu mới amorphous vào công nghệ chế tạo MBA tiết kiệm năng lượng, tạo nên lợi thế cạnh tranh từ sự khác biệt của sản phẩm.

- Ứng dụng công nghệ sấy khô ruột MBA bằng khí karosene9 nâng cao chất lượng sấy, rút ngắn thời gian SX, đáp ứng tiến độ yêu cầu của khách hàng, nâng cao năng suất dây chuyền, luân chuyển vốn nhanh nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Đầu tư công nghệ SX dây điện từ với tổng mức đầu tư thấp, giảm giá thành vật liệu đầu vào làm tăng hiệu quả kinh doanh.

Tuy nhiên, do chưa có bộ phận R&D độc lập nên công tác nghiên cứu phát triển chưa có kế hoạch, chưa có mục tiêu cụ thể và chưa được đầu tư đúng mức.

2.3.9. Tình hình tài chính

Với mục đích hoạch định chiến lược tài chính, chúng ta sẽ đi sâu phân tích tình hình tài chính của EMC trong phần 2.4.

2.4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA EMC 2007 – 2009

 Phương pháp phân tích : kết hợp phân tích xu thế và so sánh bình quân ngành, đồng thời vận dụng kinh nghiệm thực tiễn hoạt động của Cty để phân tích tình trạng tài chính của EMC.

 Nguồn dữ liệu : toàn bộ số liệu phân tích trong phần 2.4. tham khảo từ các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của EMC các năm 2007, 2008, 2009 [3] và các báo cáo tài chính năm 2009 đã được kiểm toán của các Cty tiêu biểu trong ngành SX máy biến áp nội địa [13].

05 Cty EEMC, THIBIDI, TKV, CTCP Biến Thế và Vật Liệu Điện Hà Nội và EMC chiếm 65% doanh thu nội địa. Trong đó, EEMC là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực MBA truyền tải và THIBIDI là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực MBA phân phối. Do đó, giá trị trung bình các chỉ số tài chính của 04 Cty còn lại có thể coi như giá trị trung bình ngành với mục đích so sánh, phân tích thực trạng tài chính của EMC (PL 2.1: Chỉ số tài chính ngành MBA nội địa – 2009).

2.4.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động (PL 2.2: Tính toán các tỷ số tài chính của EMC 2007 - 2009) EMC 2007 - 2009)

9 Công nghệ sấy khô ruột máy bằng khí karosene có ưu điểm tăng độ cách điện, vệ sinh ruột máy và rút ngắn thời gian sấy từ 35 ngày xuống còn 72 giờ.

2.4.1.1. Phân tích khả năng sinh lợi

 Phân tích suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành

ROE 0.12% 5.74% 9.92% 25.71%

Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng nhanh từ 0.12% năm 2007 lên đến 9.92% năm 2009 cho thấy hiệu quả hoạt động của EMC có xu hướng tăng nhanh và đều. Ngoài những nhân tố bên trong sẽ phân tích ở phần sau, ta thấy việc thay đổi hình thức sở hữu (năm 2007 là DN Nhà nước, cổ phần hóa từ tháng 1/2008) là động lực buộc Ban điều hành nổ lực cải thiện hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của EMC còn rất thấp so với trung bình ngành (25.71%).

 Phân tích khả năng sinh lợi cơ bản

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

BEP 4.49% 8.41% 7.06% 10.06%

Khả năng sinh lợi cơ bản tăng vào năm 2008 từ 4.49% lên 8.41% nhưng lại giảm sút vào năm 2009 chỉ còn 7.06%. Nguyên nhân là do năm 2009 EBIT giảm nhẹ đồng thời tổng tài sản tăng nhanh. Chỉ số này của EMC cũng khá thấp so với trung bình ngành (10.06%).

Tóm lại: Khả năng sinh lợi cơ bản năm 2009 giảm sút do hiệu suất sử dụng tài sản kém nhưng suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu năm 2009 vẫn tăng nhờ vào đòn bẩy tài chính. Xu hướng suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng nhanh nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với trung bình ngành.

2.4.1.2. Phân tích suất sinh lợi trên tổng tài sản

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

ROA 0.03% 1.46% 2.34% 7.12%

Mặc dù lãi ròng có xu hướng tăng nhanh qua các năm nhưng tổng tài sản cũng tăng nên kiềm chế tốc độ tăng của chỉ tiêu suất sinh lợi trên tổng tài sản. Tuy chỉ tiêu ROA của Cty đạt cao nhất vào năm 2009 (2.34%) nhưng cũng là quá thấp so với bình

quân ngành (7.12%). Chúng ta sẽ phân tích sâu hơn hai nhân tố cấu thành ROA là tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tổng tài sản.

2.4.1.3. Phân tích tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

 Phân tích hệ số lãi ròng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành

ROS 0.03% 1.27% 2.72% 5.71%

Chỉ tiêu lãi ròng trên doanh thu có xu hướng tăng nhanh từ 0.03% năm 2007 lên 1.27% năm 2008 và 2.72% năm 2009. Chỉ tiêu này cho thấy chiến lược kinh doanh của Cty, nhất là chiến lược giá bán sản phẩm. Từ khi chuyển sang hình thức Cty cổ phần, EMC từ bỏ chiến lược tối đa hóa doanh thu mà chỉ nhắm vào các đơn hàng có lợi nhuận. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận biên của EMC cũng còn quá thấp so với bình quân ngành (5.71%). Ngoài ra chỉ tiêu này cũng cho thấy hiệu quả kiểm soát các chi phí. Chúng ta sẽ phân tích ảnh hưởng của từng chi phí thành phần đến lãi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược tài CHÍNH của CTCP cơ điện THỦ đức (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w