Các nhóm Cronbach's Alpha

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng tại siêu thị bigc huế (Trang 38 - 41)

nhận giá trị Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên. Và trong mỗi nhóm nhân tố, thì các biến có tương quan với biến tổng lớn hơn 0,3 mới được giữ lại.

Bảng 2.11: Kiểm định Cronbach’s Alpha các nhân tố sau khi chạy EFA

Các nhóm Cronbach's Alpha Alpha Số biến Số biến loại Cronbach's Alpha Số biến Nhóm 1: Dịch vụ và yêu cầu .899 8 0 .899 8 Nhóm 2: Chính sách Giá .852 4 0 .852 4 Nhóm 3: Sự thuận lợi và sẵn có .848 5 0 .848 5 Nhóm 4: Yếu tố Thương hiệu .851 4 0 .851 4 Nhóm 5: Yếu tố chất lượng .704 3 0 .704 3 Nhóm 6: Trách nhiệm xã hội .587 3 1 .603 2 (Nguồn xử lý spss)

Nhân tố 1 bao gồm các biến “dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt”, “dịch vụ sau

bán tốt”, “sử dụng nhiều công nghệ trong kinh doanh”, “Siêu thị giải quyết khiếu nại nhanh chóng”, “Siêu thị đáp ứng được những đòi hỏi của khách hàng”, “Big-C cung cấp nhiều sự lựa chọn cho khách hàng”, “Sản phẩm luôn có sẵn trên kệ hàng”, “Sự

sẵn có các giá trị tăng thêm cho KH”. Các biến này nhìn chung đều thể hiện các dịch vụ

của Siêu thị Big-C Huế và các yêu cầu/đòi hỏi của khách hàng đối với Siêu thị BigC. Do đó nhân tố này được đặt tên là: Dịch vụ và yêu cầu

Nhân tố 2 bao gồm các biến “Giá phù hợp với chất lượng sản phẩm”, “thường

xuyên có các chương trình khuyến mãi”, “Giá cả cạnh tranh”, “Sản phẩm đa dạng với nhiều mức giá khác nhau”. Các biến này đều liên quan đến chiến lược giá của Siêu thị

Big-C. Do đó nhân tố 3 được đặt tên là: Chính sách Giá

Nhân tố 3 bao gồm các biến “vị trí siêu thị thuận lợi”, “Sự sẵn có các hoạt động

giải trí trong siêu thị”, “Thông tin khuyến mãi cập nhập thường xuyên”, “mua sắm ở siêu thị thuận tiện”, “Cơ sở vật chất trong siêu thị hiện đại”. Các biến này đều thể hiện

những yêu cầu của khách hàng về sự thuận tiện và sự sẵn có những yếu tố của siêu thị. Do đó nhân tố 2 được đặt tên là: Sự thuận lợi và sẵn có

Nhân tố 4 bao gồm các biến “Big-C có uy tín cao”, “thương hiệu Big-C dễ

nhớ”, “Thương hiệu Big-C nổi bật”. “Thương hiệu Big-C thu hút được sự chú ý cao”.

Các biến này đều liên quan đến thương hiệu Siêu thị Big-C. Do đó nhân tố 4 được đặt tên là: Yếu tố Thương hiệu

Nhân tố 5 bao gồm các biến: "Sản phẩm siêu thị có chất lượng tốt”, “chất lượng

siêu thị đảm bảo”, “chất lượng đội ngũ nhân viên tốt”. Các biến này đều thể hiện sự

đánh giá của khách hàng về chất lượng của Siêu thị Big-C Huế. Do đó nhân tố 5 được đặt tên là: Yếu tố Chất lượng

Nhân tố 6 bao gồm 2 biến: “Big-C quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng”,

“Big-C quan tâm đến nhu cầu khách hàng” (biến “BigC quan tâm đến môi trườg sống”

đã bị loại vì làm cho Cronbach’s Alpha thấp). Các biến này đều thể hiện trách nhiệm xã hội của Siêu thị Big-C Huế đối với cộng đồng. Do đó nhân tố 6 được đặt tên là: Trách nhiệm xã hội

Vậy kết quả sau khi phân tích nhân tố ta được 6 nhóm nhân tố tác động đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng tại Siêu thị Big-C Huế. Sáu nhân tố này sẽ được sử dụng trong phân tích hồi quy ở phần tiếp theo.

2.2.3.2 Phân tích nhân tố EFA đối với các biến đo lường mức độ hài lòng chung về trải nghiệm mua sắm tại Siêu thị Big-C Huế về trải nghiệm mua sắm tại Siêu thị Big-C Huế

Để đảm bảo độ tin cậy và độ kết dính của các các biến đo lường mức độ hài lòng về trải nghiệm mua sắm tại siêu thị, thực hiện tiến hành phân tích nhân tố đối với các biến đo lường về sự hài lòng đối với trải nghiệm mua sắm tại siêu thị. Kết quả thu được như sau:

+ Hệ số KMO = 0,694 lớn hơn 0.5

+ Kết quả kiểm định Bartlett’s Test of Sphericity có Sig. = 0,000 < 0,05 nên việc sử dụng phân tích nhân tố là phù hợp.

+ Tiêu chuẩn Eigenvalues > 1 đã có 1 nhân tố được tạo ra. + Tổng phương sai trích bằng 55,617% > 50%, thỏa yêu cầu. + Tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố > 0,5

Bảng 2.12 : Ma trận nhân tố hài lòng về trải nghiệm mua sắm

Ma trận nhân tố Thành phần

1 HL4- Trong tương lai tôi sẽ mua sắm ở BigC nhiều hơn nếu BigC gia tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trải nghiệm tích cực trong mua sắm .829

HL2- BigC là nơi mua sắm tốt nhất theo suy nghĩ của tôi .756 HL1- BigC cung cấp những kinh nghiệm mua sắm thú vị .725 HL3- Nhìn chung tôi thấy hài lòng với những giá trị mà BigC mang lại

trong quá trình mua sắm tại Siêu thị Big-C Huế .664

Cumulative % 55.617

Cronbach Alpha 0.714

(Nguồn xử lý spss) Kết quả phân tích nhân tố đối với các biến này cho thấy các biến cùng nhau tạo thành một nhân tố có trị số Eigenvalue lớn hơn 1, đó là sự hài lòng chung được tổng hợp từ các biến đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về trải nghiệm mua sắm tại Siêu thị Big-C Huế. Điều đó có nghĩa là các biến đánh giá sự hài lòng về trải nghiệm mua sắm tại siêu thị có độ kết dính cao và cùng thể hiện một nhân tố là sự hài lòng chung đối

với trải nghiệm mua sắm tại siêu thị. Thang đo các biến này thỏa mãn yêu cầu phân tích nhân tố, có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,714 và không có biến có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 - thỏa mãn điều kiện nên thang đo các nhân tố này đáng tin cậy và được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

2.2.4 Kiểm định phân phối chuẩn

Kiểm định phân phối chuẩn là điều kiện đảm bảo độ thỏa mãn cho các biến phân tích nhân tố. Theo Ths Đào Hoài Nam, Đại học Kinh tế TP.HCM thì hệ số đối xứng Skewness và hệ số tập trung Kurtosis được sử dụng để kiểm định phân phối chuẩn của các nhân tố. Một phân phối Skewness được xem là phân phối chuẩn khi Standard Error của nó nằm trong khoảng (-2 ; 2). Tương tự, một phân phối Kurtosis được xem là phân phối chuẩn khi Standard Erorr của nó nằm trong khoảng (-2 ; 2)

Bảng 2.13 : Kiểm định phân phối chuẩn

Hài lòng DV&YC Giá TL&SC TH CL TNXH

N Valid 150 150 150 150 150 150 150Missing 0 0 0 0 0 0 0

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng tại siêu thị bigc huế (Trang 38 - 41)