Phân tích mơi trường kinh doanh của cơng ty CP Long Hải

Một phần của tài liệu Phân tích quá trình tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty CPTM vận tải và CBHS long hải (Trang 48 - 53)

Mơi trường kinh doanh là những điều kiện, những chế định tác động lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nĩ chịu sự tác động trở lại của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích mơi trường kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức được các cơ hội mà mơi trường đem lại và hạn chế những khĩ khăn.

2.2.1.1 Mơi trường vĩ mơ

Mơi trường kinh tế:

Việt Nam gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp trong nước nĩi chung và cơng ty CP Long Hải nĩi riêng. Hiện tại, với thị trường xuất khẩu chỉ ở 5 nước nhưng tương lai cơng ty CP Long Hải sẽ cịn tiến xa hơn ra các thị trường EU, phấn đấu trở thành nhà phân phối Surimi tồn cầu. Vì vậy cơng ty cĩ thể tận dụng những lợi thế do xu hướng tồn cầu hĩa mang lại.

Ngồi ra, trong năm 2008 nước ta phải đối mặt với tình trạng lạm phát phi mã khoảng 22%. Ngân hàng nhà nước đã áp dụng các biện pháp thắt chặt đồng tiền, làm lãi suất ngân hàng tăng đáng kể, gây khĩ khăn trong sản xuất kinh doanh. Mặc dù phải đối mặt với những thách thức và biến động của mơi trường kinh doanh, năm 2009, cơng ty

CP Long Hải khơng chỉ đứng vững mà cịn phát triển thị trường ra nước ngồi thơng qua việc cho ra đời dịng sản phẩm chả cá Surimi rất được các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và thị trường Châu Âu ưa chuộng. Đến năm 2010 và 2011 cơng ty vẫn tiếp tục phát triển với sự tăng tưởng nhanh chĩng so với năm 2009.

Mơi trường chính trị và pháp luật:

Mơi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thủy hải sản nĩi chung và cơng ty CP Long Hải nĩi riêng với sự ra đời của một số văn bản và cơ chế chính sách khuyến khích và hỗ trợ của chính phủ.

Theo quyết định “ Phê duyệt chương trình phát triển xuất khẩu thủy hải sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” của thủ tướng chính phủ, cĩ một số cơ chế chính sách để hỗ trợ phát triển ngành thủy hải sản như sau:

- Nghiên cứu xây dựng một số cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển như: Giảm thuế nhập khẩu thủy sản nguyên liệu, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại…

- Nghiên cứu việc xây dựng Quỹ Phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam trên cơ sở tự nguyện tham gia của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, với sự hướng dẫn, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.

- Tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách về đầu tư, tín dụng khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, áp dụng khoa học cơng nghệ tiên tiến… theo các quy định hiện hành.

Mơi trường văn hĩa – xã hội:

Mức thu nhập gia tăng kéo theo nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm thủy hải sản tăng cao. Theo ước tính năm 2009 nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thủy hải sản ở Việt Nam là trên 20kg/người/năm. Đặc biệt bước sang năm 2010, khi cuộc khủng hoảng kinh tế đã qua, đời sống người dân dần ổn định và nâng cao, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thủy hải sản trên thế giới cũng như nội địa sẽ tăng lên.Vì vậy trong tương lai các mặt hàng thủy hải sản sẽ cĩ tiềm năng phát triển rất lớn.

Khu vực sản xuất kinh doanh của cơng ty tập trung đơng dân cư, ngành nghề chủ yếu là ngư nghiệp, cĩ tay nghề, kinh nghiệm lâu năm trong nghề cá. Dân số Hải Bình, Hải Yến, Mai Lâm, Xuân Lâm, Hải Hà dự kiến di chuyển đến khu vực tái định cư là

17.530 hộ = 52.365 nhân khẩu chưa cĩ cơng việc ổn định. Vì vậy cơng ty cĩ thể tận dụng được nguồn lao động này phục vụ cho hoạt động sản xuất của cơng ty.

Mơi trường tự nhiên:

Khu vực nhà máy cơng ty cách cửa biển Lạch Bạng 800m- ở hạ lưu của sơng Bạng – giáp với khu vực dân cư Hải Bình 1000m về phía Đơng. Phía Tây, phía Nam và phía Bắc là dịng sơng Bạng và khu vực đồng muối Xã Hải Bình. Điều kiện tự nhiên và điều kiện địa lý tương đối thuận lợi. Vì vậy cơng ty cĩ nhiều lợi thế trong việc thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Dân cư trong khu vực chủ yếu làm nghề đánh bắt hải sản lâu đời cĩ nhiều kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Cảng cá Lạch Bạng đang thực hiện đầu tư mở rộng vì vậy lượng tàu thuyền ra vào neo đậu buơn bán hải sản nhiều, tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của cơng ty.

Mơi trường cơng nghệ:

Xu hướng tồn cầu hĩa gĩp phần xĩa đi ranh giới giữa các quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơng ty trong nước nhập khẩu dây chuyền, cơng nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là từ những nước phát triển. Với việc nhập khẩu máy mĩc thiết bị từ Hàn Quốc và Nhật Bản, dây chuyền sản xuất chả cá Surimi vào năm 2008 đã đánh dấu sự thành cơng vượt bậc của cơng ty CP Long Hải trong việc thâm nhập sang thị trường nước ngồi.

2.2.1.2 Mơi trường vi mơ.

Nguy cơ xâm nhập của các nhà cạnh tranh tiềm ẩn: Trong giai đoạn hiện tại với sự phát triển khơng ngừng, Cơng ty CP Long Hải luơn nỗ lực, hướng tới mục tiêu trở thành nhà phân phối Surimi tồn cầu. Ngành thủy sản được đánh giá cĩ tốc độ tăng trưởng khá cao và cĩ tiềm năng phát triển lớn khơng chỉ trong nước mà cịn xuất khẩu ra nước ngồi. Vì vậy khả năng cĩ nhiều cơng ty gia nhập vào ngành là rất cao, tạo nên nhiều đối thủ tiềm ẩn nặng kí cho doanh nghiệp.

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành:

Hiện tại trên thị trường Việt Nam cĩ rất nhiều các nhà sản xuất, kinh doanh trong ngành thủy sản nĩi chung và chế biến hải sản nĩi riêng. Cơng ty CP Long Hải là doanh nghiệp mới được thành lập, vốn và cơ sở vật chất cịn hạn chế khĩ cĩ thể so sánh được với các doanh nghiệp lớn lâu năm trong ngành. Vì vậy để cĩ thể cạnh tranh được với

các doanh nghiệp này địi hỏi cơng ty CP Long Hải cần phải nỗ lực hơn nứa, trau dồi kinh nghiệm, tạo ra những sản phẩm chất lượng, mang lại sự khác biệt so với đối thủ khơng những về sản phẩm mà cịn về dịch vụ khách hàng để tạo cho mình lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh, phát triển và gia tăng thị phần.

Áp lực từ sản phẩm thay thế:

Cơng ty CP Long Hải sản xuất kinh doanh các sản phẩm hải sản được làm chủ yếu từ các loại cá được đánh bắt trên biển. Ngồi những sản phẩm này ra thì trên thị trường cịn cĩ rất nhiều các sản phẩm thủy sản khác như: tơm, mực, cá tra, cá basa,… hiện đang được rất nhiểu khách hàng nội địa và nước ngồi ưa chuộng và được Nhà nước hỗ trợ đầu tư trong việc nuơi trồng các loại thủy sản này. Vì vậy các sản phẩm cĩ thể thay thế cho sản phẩm của cơng ty là rất nhiều, tiềm năng phát triển cao. Khả năng khách hàng lựa chọn những mặt hàng này cũng rất cao gây áp lực cao cho cơng ty trong việc giành thị phần.

Áp lực từ phía khách hàng:

Sự tồn tại và xuất hiện của nhiều loại sản phẩm thủy hải sản trên thị trường mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn đồng thời cũng gây khơng ít khĩ khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của cơng ty CP Long Hải. Vì vậy để các sản phẩm bán ra được khách hàng cơng nhận và tin tưởng, Cơng ty CP Long Hải phải khơng ngừng cải tiến dây chuyền sản xuất, nâng cao trình độ kỹ thuật quản lý kinh doanh để nâng cao chất lượng và tạo sự khác biệt hĩa về sản phẩm.

Áp lực của nhà cung ứng:

Nguyên liệu sản xuất của cơng ty chủ yếu là các loại cá và một số nguyên liệu phụ như muối, đường, mì chính, sorbitol….Với sự cạnh tranh về việc tìm kiếm nguồn cung giá rẻ, tốt, ổn định và sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà sản xuất với nhiều lợi thế về vốn, cơ sở vật chất, thời gian làm ăn với các nhà cung ứng lâu dài hơn. Vì vậy, các nhà cung ứng cĩ nhiều sự lựa chọn tốt hơn, gây sức ép về giá, chi phí cho cơng ty.

2.2.2.Tổng quan về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất của cơng ty.

 Nguyên liệu sản xuất chính: Nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm của cơng ty chủ yếu là các loại cá được đánh bắt trên biển, bao gồm: Cá bánh đường (cá man), cá mối, cá hố, cá dưa (cá dưa mặn, dưa ngọt), cá lưỡng, cá chỉ vàng, cá thèn, cá chim đen, cá tạp (bao gồm nhiều loại cá nhỏ, khơng phân loại)…

Các loại cá nguyên liệu được cơng ty mua trực tiếp hoặc mua qua trung gian từ hai nguồn chính:

- Mua tại cảng cá Lạch Bạng: Đây là nguồn cung cấp cá nguyên liệu chính cho cơng ty. Nhà máy sản xuất của cơng ty giáp với cảng cá Lạch Bạng tạo điều kiện cho việc thu mua nguyên liệu tươi một cách dễ dàng, thuận tiện, nhanh chĩng phục vụ nhu cầu sản xuất. Tại cảng cá, cơng ty thu mua cá từ hơn 100 chiếc thuyền đi thu mua trực tiếp ngồi biển về trong ngày từ những tàu thuyền của ngư dân đánh bắt. Ngồi ra cịn cĩ một lượng nhỏ cá được mua trực tiếp từ các tàu của ngư dân đánh bắt vào bờ.

- Mua tại các tỉnh lân cận cĩ biển như Nghệ An, Nam Định, Thái Bình: Cơng ty cĩ đội ngũ nhân viên đi thu mua cá từ 3 tỉnh trên. Những người này tự tìm kiếm các đại lý thu mua và mua hàng về cho cơng ty.

 Nguyên liệu phụ:

- Muối: Ngồi việc được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm thì muối cịn được dùng để bảo quản cá nguyên liệu được tươi ngon, đảm bảo chất lượng. Nguồn cung cấp muối cho cơng ty là anh Lê Cơng Tân – Hải Bình – Tĩnh Gia – Thanh Hĩa thu mua muối từ các hộ nơng dân làm muối xã Hải Bình.

- Đường: Được dùng để tạo độ ngọt cho sản phẩm, sản xuất chả cá Surimi và cá khơ. Nguồn cung cấp đường cho cơng ty là Cơng ty CP mía đường Lam Sơn - Thị trấn Lam Sơn – Huyện Thọ Xuân- Tỉnh Thanh Hĩa và Cơng ty TNHH Đường Mía Việt Nam – Đài Loan - Thị trấn Vân Du, Huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hóa.

- Mì chính, Sorbitol: Mì chính và Sorbitol cũng được dùng để tạo độ ngọt cho sản phẩm, sản xuất các loại chả cá Surimi và cá khơ. Nguồn cung cấp mì chính và sorbitol cho cơng ty là cơng ty TNHH Nguyễn Phương Vi 28/51 Cư Xá Lữ- Phường 11- Quận 11- TPHCM và cơng ty TNHH Hĩa chất Trường Quang 72/2 Dương Đức Hiền- Phường Tây Thạnh- Quận Tân Phú- TPHCM.

- Bột lịng trắng trứng, bột dẻo: Là hai nguyên liệu được dùng để tạo độ dai cho các loại chả cá Surimi, cĩ thể thay thế cho nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng. Nguồn cung cấp bột lịng trắng trứng và bột dẻo cho cơng ty là cơng ty CP chế biến XNK thủy sản Coimex 30/4 TP Vũng Tàu.

Một phần của tài liệu Phân tích quá trình tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty CPTM vận tải và CBHS long hải (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w