Phân tích về môi trường kinh doanh và thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối dược phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm quảng bình (Trang 54 - 55)

- Bán buôn tại chi nhánh

3.1.1.Phân tích về môi trường kinh doanh và thị trường.

Chương 3: ĐẾ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM CỦA

3.1.1.Phân tích về môi trường kinh doanh và thị trường.

Trong những năm tới, theo dự báo của các chuyên gia tốc độ tăng trưởng của sản xuất và tiêu dùng thuốc sẽ không ngừng tăng. Ngành dược vẫn là ngành mang lại lợi nhuận cao, với doanh số bán không chỉ tăng mà còn tăng nhanh, tăng mạnh. Các sản phẩm dược xuất hiện trên thị trường đa dạng, với mẫu mã chủng loại khác nhau và được tiêu thụ với khối lượng lón. Sự xâm nhập của các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài, và sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp dược trong nước khiến thị trường dược cạnh tranh càng mạnh mẽ.

Thị trường thuốc Việt Nam trong những năm tới vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh. Mức tiêu thụ thuốc theo đầu người ngày càng tăng, cụ thể:

Bảng 20: Dân số - tiền thuốc bình quân (TTBQ) đầu người

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 (dự

báo)

TTBQ (USD) 16,45 18,6 23,25

Dân số (triệu

người) 86,1 88,1 89,3

(Nguồn Trang Web Wikipedia.org.vn và Vietbao.vn)

Theo dự báo của BMI ( Tổ chức giám sát doanh nghiệp quốc tế), ngành dược Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng bình quân 25%/năm trong các năm tới và đạt giá trị gần 2 tỷ USD vào năm 2013. Thu nhập và đời sống của hơn 80 triệu dân số Việt Nam đang được cải thiện và nhu cầu sử dụng thuốc tăng nhanh khiến cầu về thuốc ngày càng lớn.

Việt Nam lại là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm cho nên nhu cầu về các mặt hàng thuốc như thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, vắc xin trong thời gian tới vẫn còn tăng cao. Mặt khác, số lượng người mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường,ung thư… đang có chiều hướng gia tăng. Doanh nghiệp phải nắm bắt cơ hội này để chủ động về nguồn thuốc.

Đi kèm với nhu cầu về dược phẩm tăng cao thì yêu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm lại càng khắt khe hơn: nguồn gốc xuất xứ, công dụng, thời hạn sử dụng..Cho nên

để tận dụng cơ hội kinh doanh, công ty Dược Việt Nam cũng cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm thuốc, cố gắng đạt tiêu chuẩn GLP,GMP,GSP…để cạnh tranh với các mặt hàng dược phẩm ngoại nhập.

Đặc biệt bắt đầu từ năm tới, ngành Dược sẽ triển khai quy định thực hành nhà thuốc tốt (GPP) ở các quầy thuốc trên toàn quốc. Các tiêu chuẩn chính của GPP (Quyết định 11/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007) là Chủ nhà thuốc phải có chứng chỉ hành nghề

dược, có trình độ trung học trở lên và phải có mặt tại cửa hàng trong thời gian hoạt động. Nhân viên nhà thuốc phải tư vấn đúng, bảo đảm hiêụ quả điều trị với người bệnh. Khu vực bán thuốc có diện tích tối thiểu là 10m2, có chỗ rửa tay cho người bán và người mua, có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối dược phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm quảng bình (Trang 54 - 55)