Tình hình sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối dược phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm quảng bình (Trang 25 - 26)

Bảng 2: Kết quả sản xuất giai đoạn 2005-2009

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 200 5 200 6 200 7 200 8 200 9 Thuốc viên 16,565 22,111 27,730 31,284 40,841 Thuốc mỡ 5,613 7,243 7,829 10,849 13,460 Tổng giá trị sản lượng 22,178 29,354 34,559 42,133 54,306

(Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty)

Nhìn vào bảng ta thấy, giá trị sản lượng sản xuất tăng đều qua các năm. Nếu năm 2005 giá trị sản lượng đạt hơn 22 tỷ đồng thì sau gần 5 năm chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, năm 2009 Công ty Cổ phần Dược phẩm Quảng Bình đã có giá trị sản lượng đạt 54 tỷ đồng, tăng 145% so với năm 2005. Đặc biệt, giá trị sản lượng năm 2009 tăng so với năm 2008 tới hơn 12 tỷ đồng, trong đó sản lượng thuốc viên tăng 9,5 tỷ, còn thuốc mỡ chỉ tăng 2,5 tỷ. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư sản xuất các loại sản phẩm có giá trị cao như: Quapha Azi, Clarith romycin 0,5 VBF vĩ, Enereffect-C, Ciproffloxacin 0,5…(các sản phẩm này chủ yếu là thuốc viên), loại bỏ dần các sản phẩm nhỏ lẻ, giá thấp, kém hiệu quả. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của lạm phát giá nguyên liệu tăng làm giá bán sản phẩm tăng.

Về mặt cơ cấu, tỷ trọng thuốc viên chiếm 74,68% trong tổng sản lượng sản xuất trong năm 2005, đến năm 2009 tỷ trọng đó là 75,2%. Như vậy cơ cấu sản xuất của công ty tương đối ổn định, hầu như không có sự biến đổi lớn và đã xác định hướng đầu tư đúng đắn cho thuốc viên. Bởi giá trị thuốc viên trên thị trường cả nước nói chung và trên thị trường tỉnh Quảng Bình nói riêng đều có tỷ trọng lớn hơn thuốc mỡ. Tốc độ tăng trưởng bình quân của thuốc viên là 25,56%/năm. Thuốc viên là sản phẩm sản xuất chủ lực của Công ty, do vậy cần phải có chiến lược đầu tư, đẩy mạnh các mặt hàng có lợi thế.

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Bán lẻ 20,231 22,547 24,296 27,427 31,351 Bán buôn trong tỉnh 25,909 24,492 40,104 55,202 66,953 Bán buôn ngoài tỉnh 22,887 31,412 42,537 50,829 59,243 Tổng cộng 69,027 78,451 106,937 133,458 157,547 (Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty) Doanh số của Công ty tăng nhanh qua từng năm, tỷ lệ tăng trung bình của năm nay so với năm trước liền kề là 23,2%. Năm 2009 tăng so với năm 2005 hơn 88 tỷ đồng, tương ứng với 128%. Thành công đó là do Công ty đã mở rộng hệ thống phân phối, giúp người dân tiếp cận với nguồn thuốc dễ dàng hơn, chủng lọai thuốc của Công ty ngày càng đa dạng, chất lượng thuốc luôn đảm bảo nên tạo sự tin tưởng của người tiêu dùng. Hơn nữa, khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình họ cũng được chú trọng hơn, nên việc tiêu thụ thuốc cũng tăng theo.

Đi sâu vào nghiên cứu cơ cấu doanh thu từng thị trường tiêu thụ ta thấy, năm 2005, bán lẻ chiếm tỷ trọng 29,3%, bán buôn trong tỉnh chiếm tỷ trọng 37,5%, bán buôn ngoài tỉnh chiếm 33,2% trong doanh thu toàn Công ty. Đến năm 2009, tỷ trọng bán lẻ chiếm 19,9, bán buôn trong tỉnh chiếm 42,49%, bán buôn ngoài tỉnh chiếm 36,3%. Điều này cho ta biết kênh phân phối gián tiếp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn so với kênh bán lẻ truyền thống. Đặc biệt là thị trường bán buôn trong tỉnh, thị trường mà Công ty có uy tín và danh tiếng lớn, đồng thời có nhiều mối quan hệ lâu dài. Bên cạnh đó, thị trường ngoài tỉnh cũng rất tiềm năng (tố độ tăng trưởng qua 5 năm là 159%), đem lại nhiều cơ hội lớn cho Công ty.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối dược phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm quảng bình (Trang 25 - 26)