Vốn là điều kiện tiền đề đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong thị trường kinh doanh
ngày nay, để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững, bên cạnh chiến lược sản phẩm đúng đắn thì còn phải có các chiến lược khác thích hợp như: giá cả, phân phối, chiêu thị. Tất cả cá đòi hỏi này đều phải cần đến các nguồn thích ứng về tài chính và chỉ được phép giữ cho các nguồn này luôn đầy đủ và sinh sôi phát triển.
Trước đây, công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn đi vay, nhưng từ khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần, doanh nghiệp đã từng bước khắc phục được hạn chế này, điều đó khẳng định bước đi đúng đắn của doanh nghiệp.
Bảng 4 : Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2005-2009
Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn CSH 8,25 11,94 17,133 22,721 25,368 Nợ phải trả 33,442 38,272 43,659 45,224 46,794 Cộng 41,692 50,212 54,729 67,945 72,162 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty)
Ta thấy, nguồn vốn của Công ty tăng nhanh qua các năm. Đặc biệt, trong năm 2008 có tổng số vốn tăng đến 24% so với năm 2007. Năm 2009 đã có số vốn gấp 1,73 lần so với những ngày đầu mới chuyển thành công ty cổ phần. Điều này giúp cho Công ty mở rộng quy mô hoạt động nhanh chóng. Trong nguồn vốn của Công ty, thay đổi rõ nhất đó là vốn chủ sở hữu. Năm 2005, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm chưa đến 20% tổng nguồn vốn. Năm 2008 tăng lên 34% tổng số vốn. Và đến năm 2009, tỷ lệ đó đã lên tới hơn 35%. Rõ ràng Công ty ngày càng chủ động hơn trong việc huy động vốn, tự chủ trong hoạt động tài chính của mình. Chính nhờ sự chủ động về vốn này mà Công ty đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp nhà máy sản xuất thuốc tân dược đạt tiêu chuẩn GMP-WHO.