Tình hình phân phối của kênh gián tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối dược phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm quảng bình (Trang 38 - 40)

 Hình thức phân phối 1

Tại Công ty, Phòng kế hoạch đảm nhận việc bán hàng cho những khách hàng mua với khối lượng lớn. Họ là những trung gian phân phối dược phẩm của Công ty đến tay người tiêu dùng. Những khách hàng bán buôn thường xuyên trong tỉnh của Công ty là bệnh viện Việt Nam- Cuba, các trung tâm y tế ( Trung tâm giáo dục sức khỏe Quảng Bình, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình..), nhà thuốc tư nhân ( Nhà thuốc Viết Nhân, Nhà thuốc Dưỡng Hạnh, nhà thuốc Hùng Dục….), công ty (TNHH Dược Phẩm Hải Long, Công ty Cổ phần thương mại Dược phẩm Nhật Lệ…). ngoài ra, phòng kế hoạch còn bán cho những bệnh viện ngoài tỉnh trong khu vực miền Trung như: bệnh viện Quảng Trị, Bệnh viện TW Huế..

Bên cạnh việc bán thuốc qua Phòng Kế hoạch, Công ty còn có 4 quầy thuốc trung tâm ngay trước cổng. 4 quầy thuốc này có cũng có nhiệm vụ chủ yếu là bán buôn, nhưng giá trị mỗi lần giao dịch ít hơn so với Phòng Kế hoạch. Điều này nhằm tạo sự thuận tiện, đơn giản hóa thủ tục cho khách hàng khi họ mua với số lượng không nhiều. Những khách hàng chính của quầy thuốc trung tâm là trung tâm chuyên khoa cấp tỉnh, nhà thuốc.

Đối với các trung tâm y tế, nhà thuốc, công ty kinh doanh dược phẩm, họ lấy hàng bằng cách liên hệ trực tiếp với Công ty hoặc chi nhánh của Công ty để đặt mua những

Người tiêu dùng cuối

cùng Công ty, chi

nhánh B ện h việ n, tru ng tâ m y tế , nh à th uố c, cô ng ty

mặt hàng có nhu cầu. hoặc để chủ động hơn trong việc bán hàng, các trình dược viên của Công ty sẽ đến các trung gian phân phối này để chào hàng, giới thiệu sản phẩm mới, nhằm ký được nhiều đơn đặt hàng hơn cho Công ty, nâng cao doanh số bán hàng.

Còn riêng đối với các bệnh viện, đây là những khách hàng quan trọng của công ty, mỗi đơn đặt hàng thường có giá trị lớn. Nhưng Công ty không phải dễ dàng để có được khách hàng này mà phải thông qua hình thức đấu thầu, thường đây là những cuộc cạnh tranh về giá. Công ty nào đưa ra mức giá thấp nhất sẽ được nhận thầu.

- Bán buôn tại Công ty

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Đồ thị 1: Doanh số bán buôn tại Công ty

(Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty)

Dựa vào biểu đồ ta nhận thấy, doanh số bán buôn qua Phòng Kế hoạch tăng đều qua các năm. Năm 2008 đạt hơn 25 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2007. năm 2009 đạt 30 tỷ, tăng 20% so với năm 2008. Điều đó cho thấy tốc độ tăng trưởng khá cao. Phòng Kế hoạch cần cố gắng duy trì và phát triển. Đạt được kết quả tốt như vậy là do tác động của cả yếu tố khách quan và chủ quan. Cùng với sự phát triển của đất nước thì đời sống người dân ngày càng được nâng cao, tiền thuốc chi trả trung bình của mỗi người trên 1 năm tăng 20%/người/năm. Với sự tăng trưởng mạnh của nhu cầu thuốc như vậy đã kích thích các doanh nghiệp, quầy thuốc tăng số lượng thuốc đặt hàng để đáp ứng

nhu cầu của người dân. Hơn nữa, trong những năm gần đây, các dược phẩm có sức cạnh tranh thấp dần được công ty thay thế bởi các sản phẩm mới, có ưu thế cạnh tranh hơn về giá cả, chất lượng và bao bì mẫu mã. Tuy nhiên năm 2009, phòng Kế hoạch kinh doanh lại chỉ đạt 97% kế hoạch đề ra. Điều này một phần do Công ty đặt chỉ tiêu quá cao, một phần do sự canh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp tư nhân như Hải Long, Hùng Dục…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối dược phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm quảng bình (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w