Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn:

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới tại nhà hàng âu – á khách sạn saigon morin – huế (Trang 25 - 27)

ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỆC CƯỚI CỦA NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN SAIGON MORIN

2.1.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn:

Ra đời từ năm 1901, khách sạn Sài Gòn Morin nổi tiếng với ba cái nhất là khách sạn du lịch sớm nhất, độc nhất và lớn nhất ở Cố đô Huế. Đây là khách sạn lớn nhất Huế và miền Trung vào đầu thế kỷ XX. Ngoài việc phục vụ khách, nó còn đảm nhiệm vai trò nhà

khách của Chính phủ Nam triều và Chính phủ bảo hộ (Tòa khâm sứ Trung kỳ) – một bộ phận du lịch của phòng Đông Dương thuộc Pháp với cái tên là khách sạn Bogeart.

Năm 1904, ông Bogeart chuyển nhượng lại cho nhà tư sản Guérin và tiếp tục hoạt động với cái tên A.Guérin – Grand hotel de Hué (A.Guérin – khách sạn lớn của Huế).

Năm 1907, khách sạn được chuyển nhượng cho anh em nhà Morin làm chủ và có tên là Morin Frères (Morin huynh đệ).

Năm 1954, khách sạn được giao lại cho ông Nguyễn Văn Yến kinh doanh và được đầu tư tu sửa lại thành hãng buôn lớn.

Đến năm 1957, Ngô Đình Cẩn đại diện cho Chính phủ miền Nam Việt Nam đã tịch thu toàn bộ cơ sở Morin cho Chính phủ Sài Gòn thuê làm trường Đại học Huế. Kết thúc 9 năm cai trị của anh em nhà họ Ngô, cơ sở Morin đã trở thành tài sản của toàn dân và là nơi đặt trụ sở của Tổng hội Sinh viên Huế.

Sau ngày miền Nam giải phóng (1975 – 1988), khách sạn được tiếp tục dùng làm cơ sở của Đại học Tổng hợp Huế. Năm 1991, tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển cho công ty du lịch Thừa Thiên Huế và khách sạn Morin lại được trở về nguyên thủy là kinh doanh khách sạn, tuy nhiên quy mô khôi phục không lớn, chất lượng phòng ngủ và tiện nghi sinh hoạt còn thấp so với yêu cầu phục vụ khách quốc tế.

Năm 1992, khách sạn được bàn giao sang Ban Tài chính quản trị Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế để nâng cấp sửa chữa nhằm mục đích kinh doanh. Để trở thành một cơ sở kinh doanh có hiệu quả trong thời kỳ mở cửa, Ban Tài chính Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã liên doanh với Công ty Du lịch Sài Gòn để xây dựng khách sạn gồm 127 phòng ngủ, được xếp hạng 3 sao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đến ngày 26/3/1995, sau 5 năm cải tạo nâng cấp, khách sạn Sài Gòn Morin được chính thức khai trương đi vào hoạt động do ông Nguyễn Ngọc Ánh làm giám đốc.

Đầu năm 2000, Ban Tài chính Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã chuyển giao lại khách sạn cho Sở Du lịch Thừa Thiên Huế mà trực tiếp là Công ty Du lịch Hương Giang. Và hiện nay, khách sạn Sài Gòn Morin là liên doanh giữa Công ty Du lịch Hương Giang và Saigon Tourist.

Tháng 10/2001, khách sạn Sài Gòn Morin được Tổng cục Du lịch Việt Nam xếp hạng “khách sạn 4 sao” đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Từ tháng 10/2003 đến tháng 6/2004, khách sạn được xây dựng thêm tầng 3 (thêm 53 phòng ngủ và 1 quầy Panorama Bar), nâng tổng số phòng ngủ lên 178 phòng.

Đầu tháng 2/2005, Công ty liên doanh Saigon Tourist Morin Huế được đổi tên thành Công ty TNHH Sài Gòn Morin – Huế.

Trong quá trình hoạt động, khách sạn có sửa chữa nâng cấp vào năm 2007, nâng tổng số phòng ngủ lên 184 phòng. Đến nay vẫn giữ nguyên quy mô.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới tại nhà hàng âu – á khách sạn saigon morin – huế (Trang 25 - 27)