2. Phân theo nguồn vốn
2.1.2.3. Nguồn nhân lực
Từ bảng số liệu ta có thể thấy số lượng lao động qua 3 năm 2008 – 2010 tăng giảm không đáng kể. Trong năm 2008 tổng lượng lao động của khách sạn là 228 lao động, năm 2009 là 226 lao động, so với năm 2008 giảm đi 2 lao động, năm 2010 tổng lao động của khách sạn là 230 lao động, tăng lên 4 lao động so với năm 2009. Từ đó có thể thấy rằng lượng lao động của khách sạn qua 3 năm là tương đối ổn định.
Theo chỉ tiêu giới tính: Ta thấy có sự chệnh lệch giữa số lượng lao động nam và lao động nữ, tỷ trọng lao động nam lớn hơn, tuy nhiên không có sự chênh lệch quá lớn. Qua bảng số liệu về lao động trong 3 năm 2008 – 2010 ta có thể thấy lao động nam chiếm khoảng 53 %, nữ chiếm khoảng 47%. Tỷ lệ này là tương đối hợp lý, sở dĩ lượng lao động nam lớn hơn so với nữ bởi vì có một số bộ phận chỉ tuyển nam giới như bảo vệ, kỹ thuật, chăm sóc cây cảnh…
Theo tính chất: Theo bảng số liệu, tỷ trọng lao động trực tiếp cao hơn rất nhiều so với lao động gián tiếp do đặt thù riêng của ngành. Qua 3 năm thì lượng lao động trực tiếp và gián tiếp có thay đổi, tuy nhiên chỉ thay đổi một lượng nhỏ, nhìn chung là duy trì tương đối ổn định. Lao động trực tiếp chiếm khoảng 82% – 82,5%, lao động gián tiếp chiếm khoảng 17,5% - 18 %.
Theo từng bộ phận: Lưu trú và ăn uống là hai hoạt động kinh doanh chính của khách sạn, cũng là nguồn thu chính của khách sạn, đòi hỏi số lượng lao động cao. Do đó, số lượng lao động trong hai bộ phận buồng và bàn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động. Lượng lao động ở bộ phận tổ chức hành chánh, sales & Marketing chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động, vì đối tượng lao động này làm việc ở văn phòng và đặc thù công việc không đòi hỏi số lượng lao động lớn. Nhìn chung qua 3 năm, số lượng lao động ở các bộ phận ít có sự biến đổi, có thể nói là tương đối ổn định.
Bảng 4: Tình hình lao động tại khách sạn qua 3 năm (2008-2010) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 SL % SL % SL % +/– % +/– % Tổng số lao động 228 100 226 100 230 100 -2 99.12 4 101,77 1. Theo giới tính - Nam 122 53,51 120 53,10 123 53,5 -2 98,36 3 102,5 - Nữ 106 46,49 106 46,90 107 46,5 0 100 1 100,94 2. Theo tính chất - Trực tiếp 187 82,02 186 82,30 190 82,6 -1 99,47 4 102,15 - Gián tiếp 41 17,98 40 17,70 40 17,4 -1 97,56 0 100 3. Theo bộ phận - Tổ chức – Hành chính 5 2,19 5 2,21 5 2,17 0 100 0 100 - Tài chính – Kế hoạch 32 14,04 31 13,72 31 13,48 -1 96,88 0 100
- Sales & Marketing 5 2,19 5 2,21 6 2,61 0 100 1 120
- Tiền sảnh 30 13,16 30 13,28 30 13,05 0 100 0 100 - Buồng 46 20,18 46 20,35 47 20,43 0 100 1 102,17 - Bàn–Bar–Cashier 38 16,66 39 17,26 41 17,83 1 102,63 2 105,13 - Bếp 32 14,04 32 14,16 33 14,35 0 100 1 103,13 - Kỹ thuật 27 11,84 25 11,06 24 10,43 -2 92,59 -1 96 - Bảo vệ 13 5,70 13 5,75 13 5,65 0 100 0 100 4. Hình thức lao động - Hợp đồng dài hạn 174 76,32 171 75,66 173 75,22 -3 98,28 2 101,17 - Hợp đồng ngắn hạn 54 23,68 55 24,34 57 24,78 1 101,85 2 103,64
(Nguồn: Khách sạn Sài Gòn Morin – Huế)
Theo hình thức lao động: Lao động theo hình thức hợp đồng dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động, hơn 75%. Vì do đặc thù ngành, lao động càng có thâm niên trong nghề càng có nhiều kinh nghiệm, mà kinh nghiệm là yếu tố rất cần thiết trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh dịch vụ, số lượng nhân viên này đảm bảo đáp ứng cho việc phục vụ nhu cầu lưu trú và ăn uống hàng ngày cũng như nhu cầu về các dịch vụ bổ sung khác của khách. Tuy nhiên, vào mùa cao điểm hay vào những thời điểm khách sạn đông khách, lao động dài hạn không đủ để đáp ứng nhu cầu thì khách sạn cần phải huy động thêm lực lượng lao động theo hình thức hợp đồng ngắn hạn. Đội ngũ này mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ vào khoảng gần 25% nhưng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ khách nhanh chóng, kịp thời trong những mùa cao điểm, những lao động theo hình thức hợp đồng ngắn hạn chủ yếu ở các bộ phận buồng, bàn.