ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỆC CƯỚI CỦA NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN SAIGON MORIN
2.1.2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh ăn uống
Nhà hàng và bar là cơ sở kinh doanh phục vụ ăn uống, đóng góp khoảng 30% vào doanh thu của khách sạn. Hệ thống gồm 4 nhà hàng:
- Nhà hàng Morin: phục vụ các món ăn Âu – Á.
- Nhà hàng sân vườn Rendez-vous: phục vụ barbecue và buffet. - Nhà hàng cung đình: phục vụ cơm vua.
- Panorama Bar: phục vụ ăn uống và nghe hòa tấu.
Các bữa ăn chính: buffet sáng, ăn trưa và tối phục vụ 24/24 giờ.
Bảng 2: Quy mô các nhà hàng của khách sạn Sài Gòn Morin
Tên nhà hàng Quy mô
(chỗ ngồi)
NH Morin 450 – 500
NH Rendez-vous Garden 400 – 450
NH Cung đình 40
Panorama Bar 120 – 150
(Nguồn: Khách sạn Sài Gòn Morin – Huế)
2.1.2.1.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh các dịch vụ khác
Là khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 nên việc hoàn thiện và phát triển các dịch vụ bổ sung để đáp ứng nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn là rất cần thiết.
Khách sạn có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để cung cấp cho khách các dịch vụ bổ sung như: phục vụ tại phòng, các vật dụng phục vụ cho trẻ em, người tàn tật, điện thoại, internet, quầy lưu niệm, bác sĩ chữa bệnh 24/24, quầy rút tiền ATM v.v... Dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giải trí có: 2 bàn chơi bi-da, phòng xông hơi và massage, phòng chăm sóc sắc đẹp, phòng cắt tóc, phòng tập thể dục, bể bơi ngoài trời v.v... Dịch vụ vận chuyển và đón tiễn khách cũng rất tiện lợi với các xe đời mới.
Phòng hội nghị đạt tiêu chuẩn quốc tế với quy mô 200 – 250 chỗ ngồi được trang bị đầy đủ các thiết bị âm thanh, ánh sáng hiện đại.
2.1.2.2. Nguồn vốn:
Đối với mỗi doanh nghiệp vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở khách sạn Sài Gòn Morin, nguồn vốn được hình thành do các bên liên doanh tham gia đóng góp theo tỷ lệ 50 : 50 để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ và chia lợi nhuận. Cơ cấu vốn của khách sạn Saigon Morin được thể hiện qua bảng 3.
Xét theo tính chất: vốn của khách sạn saigon Morin bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.
+ Vốn cố định: Đây là vốn rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, và nhất là đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống… lý do là bởi đặc trưng của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này đòi hỏi phải đầu tư rất lớn vào hệ thống nhà cửa, máy móc trang thiết bị… loại vốn này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn của mỗi doanh nghiệp. Đối với khách sạn Saigon Morin, năm 2008 tổng vốn cố định là 73,796 tỷ đồng, đến năm 2009 vốn cố định giảm 12,256 tỷ so với năm 2008, chỉ đạt 83,39% so với năm 2008, tức là giảm 16,61%. Đây là dấu hiệu tốt đối với khách sạn, chứng tỏ năm 2009, khách sạn đã tăng được khoản khấu hao tài sản cố định, do đó vốn cố định giảm. Trong năm 2010, vốn cố định của khách sạn đạt 72,25 tỷ đồng, tăng 17,4% so với năm 2009, tương ứng tăng 10,71 tỷ đồng, trong năm 2010 khách sạn đã mua sắm thêm những cơ sở vật chất mới để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn.
+ Vốn lưu động: Thường chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với vốn cố định, tuy nhiên vốn lưu động cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động được dùng để mua thêm vật tư, nguyên vật liệu phục vụ khách. Năm 2008, vốn lưu động của khách sạn đạt 19,146 tỷ đồng, năm 2009 con số này là 19,862 tỷ đồng, tức là tăng 716 triệu đồng, tương ứng tăng 3,74%. Năm 2010 vốn lưu động của khách sạn là 20,73 tỷ đồng, so với năm 2009 tăng lên 868 triệu đồng, tương ứng tăng 4,37%. Như vậy qua 3 năm 2008 – 2010 vốn lưu động của khách sạn có chiều hướng tăng lên, nhưng không tăng vọt mà chỉ tăng nhẹ, đây là một dấu hiệu tốt.
Xét theo nguồn vốn: bao gồm vốn chủ sỡ hữu và vốn vay
Khách sạn Sài Gòn Morin kinh doanh bằng 100% vốn tự có, không sử dụng vốn vay. Do đó, lượng vốn chủ sỡ hữu của khách sạn chính bằng tổng nguồn vốn của khách sạn. Điều này cho thấy khả năng tự chủ trong kinh doanh của khách sạn. Trong năm 2008 vốn chủ sở hữu của khách sạn đạt được 92,942 tỷ đồng, năm 2009 là 81,402 tỷ đồng, tức là giảm 11,54 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 12,42%. Năm 2010 lượng vốn đã tăng lên đáng kể, đạt được 92,98 tỷ đồng, tăng lên 11,578 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 14,22 %. Đây là một dấu hiệu tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Saigon Morin.
Nhìn chung trong 3 năm từ 2008 – 2010, lượng vốn của khách sạn có lúc tăng lúc giảm, đặt biệt là trong năm 2009 lượng vốn giảm mạnh, tuy nhiên vẫn đảm bảo là vốn chủ sở hữu, không sử dụng vốn vay. Trong môi trường kinh doanh gay gắt như hiện nay, tất cả các doanh nghiệp nói chung và khách sạn Saigon Morin nói riêng cần có những chính sách quản lý, sử dụng, tiết kiệm, đầu tư mở rộng một cách hợp lý, sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng vốn.
Bảng 3: Nguồn vốn của khách sạn qua 3 năm (2008-2010) Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 SL % SL % SL % +/– % +/– % Tổng nguồn vốn 92.942 100 81.402 100 92.98 100 -11.540 87,58 11.578 114,22 1. Phân theo tính chất - Vốn cố định 73.796 79,4 61.540 75,6 72.25 77,7 -12.256 83,39 10.71 117,4 - Vốn lưu động 19.146 20,6 19.862 24,4 20.73 22,3 716 103,74 0.868 104,37