TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NHƠN TRẠCH
2.2.1 Đặc điểm hộ nông dân tại địa phương: Giới thiệu sơ lược về huyện Nhơn trạch xem phụ lục
32
Lĩnh vực nông nghiệp trong những năm qua không ngừng phát triển, gắn với việc xây dựng nông thôn mới, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 4,2%, nếu tính cả nông – lâm – thủy sản đạt mức tăng bình quân 7%. Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 30,4% (năm 2000) lên 37,68% (năm 2005).
Lĩnh vực trồng trọt mặc dù diện tích đất sản xuất ngày càng giảm, do yêu cầu của công tác quy hoạch xây dựng khu công nghiệp tập trung và công tác quy hoạch
đô thị (so với năm 2000 diện tích đất nông nghiệp đã giảm 4.933 ha do chuyển sang
đất phi nông nghiệp), nhưng nhờ tập trung đầu tư cho công tác phục vụ nông nghiệp như thủy lợi, công tác chuyển giao KHKT. Đồng thời tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bố trí cơ cấu phù hợp với đặc điểm tự nhiên của từng tiểu vùng và theo yêu cầu của thị trường. Trong 5 năm qua đã chuyển đổi 1.669 ha đất lúa 1 vụ kém hiệu quả sang cây mía, mì, rau các loại, dứa, cây ăn trái. Nhờ đó năng suất các loại cây trồng tăng (lúa tăng từ 31,8 tạ/ha lên 36 tạ/ha, mì tăng từ 15,5 tấn/ha – 24 tấn/ha, mía từ 68,46 tấn/ha – 76,1 tấn/ha).
Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện còn chủ trương đầu tư
phát triển các vùng nông sản hàng hoá tập trung để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đã hình thành các vùng chuyên canh mía (2100 ha), lúa chất lượng cao (1700 ha), mì (1500 ha), dứa (214 ha), cây ăn trái (887 ha), rau các loại (100 ha). Từđó diện tích đất hoang hoá đã giảm từ 2000 ha xuống còn 307 ha.
Lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,8%. Năm 2005 đàn heo của huyện đạt 36776 con tăng 1,88 lần so với năm 200, đàn bò 5676 tăng 1,12 lần. Đàn gia cầm giảm so với năm 2000 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, năm 2005 chỉ còn 123000 con. Một số vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao cũng được phát triển ở một số trang trại như
cá sấu 314 con, đà điểu 100 con.
Diện tích nuôi thủy sản toàn huyện đạt 1497 ha, tăng 802 ha so với năm 1995, chủ yếu phát triển nuôi tôm sú theo phương thức thâm canh và quảng canh cải
tiến. Đồng thời phong trào nuôi tôm càng xanh cũng được phát triển ở các xã ven sông Đồng Nai, sản lượng thủy sản đạt 3180 tấn, tăng 3,5 lần so vói năm 1995. Kinh tế trang trại đã phát triển đến năm 2005 có 209 trang trại tăng 50 trại so năm 2000, chủ yếu là trang trại nuôi trồng thủy sản 156, trang trại chăn nuôi 28, thu nhập bình quân hàng năm 73 triệu/ha/trang trại.
Kinh tế tập thể có 8 HTX và 24 tổ HTKT, các tổ hợp tác được hình thành đã giúp các tổ viên hỗ trợ nhau trong sản xuất, giúp đỡ nhau vượt khó, thông qua mô hình này các tổ viên đã tiếp cận với các mô hình sản xuất đạt hiệu quả hơn.
Tình hình hộ nông dân tại địa phương: theo một số bài viết của trang web: www.NhonTrach – DongNai.gov.vn thì tình hình hộ nông dân ở địa phương đang trên đà phát triển. Từng xã đưa ra chính sách phát triển cho địa phương mình và đạt những thành tựu to lớn, tiêu biểu về ngành trồng trọt ở xã Phước Khánh phát triển
đúng định hướng đạt năng suất, từ 1 vụ lúa/năm tăng lên 3 vụ lúa/năm, năn suất bình quân khoản 4 tấn/ha.
Hình 2.1: Tổ HTKT cây lúa Phước Khánh đang phát triển
(Nguồn: http://www.nhontrach-dongnai.gov.vn/thongtinkinhtexahoi/nongnghiep). [13]
Không chỉ ngành trồng trọt của xã Phước Khánh phát triển mà còn có vụ lúa
34
hiểu quả cao. Để phát triển nghề nuôi gà sao ở Nhơn Trạch, cần có sựđịnh hướng của các cấp chính quyền địa phương và sự hỗ trợ của các ngành chức năng như: sớm cấp giấy phép kinh doanh, hỗ trợ về vay vốn ngân hàng, hỗ trợ về giá điện tiêu thụ. Có được những vấn đề trên nghề nuôi gà sao mới phát triển bền vững và có hiệu quả. Để cụ thể hơn thì xem phụ lục 5