TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NHƠN TRẠCH
2.2.3.2 Tình hình huy động vốn theo thời hạn:
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn theo thời gian năm 2009 – 2010
Đơn vị tính: Tỷđồng
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng vốn huy động 964 100% 1190 100% 226 23,44% - Không kỳ hạn 160 16,6% 217 18,24% 57 35,63% -Có kỳ hạn 804 83,4% 973 81,76% 169 21,02%
(Nguồn: NHNo&PTNT Nhơn Trạch, “Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010”)[6]
Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn theo thời gian năm 2009 – 2010
(Nguồn: NHNo&PTNT Nhơn Trạch, “Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010”)[6]
Qua bảng 2.3 ta thấy tình hình huy động vốn theo thời gian tăng, năm 2009 tổng huy động vốn đạt 964 tỷđồng, năm 2010 đạt 1190 tỷđồng, vốn huy động tăng 226 tỷ đồng, tương đương 23,44% so với năm 2009. Tình hình huy động vốn theo thời gian tăng là do huy động vốn không kỳ hạn và huy động vốn có kỳ hạn tăng. Cụ thể là huy động vốn không kỳ hạn năm 2009 đạt 160 tỷ đồng, chiếm 16,6% tỷ
trọng trong năm, năm 2010 đạt 217 tỷđồng, chiếm 18,24% tỷ trọng trong năm. Huy
động vốn không kỳ hạn năm 2010 tăng 57 tỷ đồng, tương đương tăng 35,63% so với năm 2009. Còn huy động vốn có kỳ hạn năm 2009 đạt 804 tỷđồng, năm 2010
đạt 973 tỷ đồng, chiếm 81,76% tỷ trọng trong năm. Huy động vốn có kỳ hạn năm 2010 tăng 169 tỷđồng, tương đương tăng 21,02% so với năm 2009.
Qua bảng số liệu trên nhìn chung thì ta thấy huy động vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn huy động vốn không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn, nguyên nhân là do lãi suất của huy động vốn có kỳ hạn lớn hơn lãi suất huy động vốn không kỳ hạn. Mặc khác là vì ngân hàng Agribank có uy tín cao, chiếm được lòng tin ở khách, tạo
được thương hiệu, có vị thế quan trọng trên địa bàn, thực hiện tốt chính sách huy
42
hàng Agribank, nhưng với sự tin tưởng mà khách hàng dành cho thương hiệu Agribank đã giúp ngân hàng tăng trưởng được nguồn vốn huy động tốt hơn.