Nâng cao chất lượng chăm sóc và phục vụ khách hàng:

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân tại ngânhàng agribank chi nhánh huyện nhơn trạch (Trang 92 - 93)

NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NHƠN TRẠCH

3.2.4 Nâng cao chất lượng chăm sóc và phục vụ khách hàng:

Qua đánh giá khảo sát ở chương 2 cho thấy một điều khách hàng đánh giá chất lượng chăm sóc và phục vụ khách hàng chỉ ở mức tương đối vì thế ngân hàng cần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc và phục vụ khách hàng hơn nữa để thu hút lượng khách hàng lớn.

Có thể nói thái độ chăm sóc và phục vụ khách hàng là thước đo tín dụng tại các ngân hàng hiện nay, đồng thời đó cũng chính là công cụđể các ngân hàng cạnh tranh với nhau trong hoạt động huy động vốn và cho vay. Sở dĩ ngân hàng có những khách hàng truyền thống, mặc dù đi đâu đến bất cứ nơi nào, họ cũng chọn ngân hàng Agribank vì chất lượng phục vụ khách hàng tương đối, vì vậy chi nhánh cần phải quan tâm, và chú trọng hơn nữa tới chất lượng phục vụ khách hàng. Để nâng cao chất lượng chăm sóc và phục vụ khách hàng tốt hơn thì nhân viên ngân hàng giữ một vai trò quan trọng, ngân hàng có đội ngũ nhân viên nhiệt tình với khách hàng, thực hiện tư vấn, hướng dẫn cụ thể rõ ràng, tận tình về các dịch vụ sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng, có được sự tin tưởng của khách hàng dành cho ngân hàng. Đặc biệt đối tượng khách hàng của ngân hàng thường là những người nông dân thật thà, chất phác, họ chọn ngân hàng là vì họ thấy được thái độ

phục vụ khách hàng của chi nhánh tốt.

Để mở rộng thêm hoạt động tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng thì ngân hàng cũng cần thành lập một ban chuyên tư vấn cho khách hàng là nông dân về cách lập phương án, dự án sản xuất kinh doanh để thỏa mãn nhu cầu vay vốn của họ, vì có những hộ không vay vốn được do không có phương

88

án khả thi. Vì vậy ban tư vấn của ngân hàng sẽ tư vấn góp ý, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cách lập phương án khi khách hàng cần.

Ngoài ra, chi nhánh cũng có thể trở thành trung gian giới thiệu đầu vào, đầu ra cho hộ nông dân. Cụ thể khi một khách hàng là doanh nghiệp vay vốn để sản xuất kinh doanh, mà đầu vào của họ có liện quan đến nông nghiệp, và khách hàng là nông dân muốn bán sản phẩm nông nghiệp để trả nợ ngân hàng, thì lúc này đây ngân hàng sẽ là trung gian giới thiệu doanh nghiệp đó cho hộ nông dân. Ví dụ như

Công ty mía đường Trị An vay vốn Ngân hàng để mua mía, thì CBTD sẽ giới thiệu những hộ trồng mía uy tín cho Công ty. Như vậy làm tốt vai trò là trung gian thì ngân hàng cũng sẽ rất có lợi, xét về phía người vay là hộ nông dân thì ngân hàng sớm thư hồi vốn gốc và lãi, về phía doanh nghiệp thì ngân hàng không lo khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Điều đó đã giúp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, có mối quan hệ tốt và tạo sự tin tưởng của khách hàng.

Ngân hàng cần lập ra một đội ngũ CBTD chuyên theo dõi tình hình trả nợ và lãi của khách hàng, khi có nợ quá hạn thì đội ngũ CBTD này sẽđứng ra giải quyết một cách kịp thời và nhanh nhất. Ngoài ra CBTD cần phân loại nhóm khách hàng nào thường xuyên trả nợ đúng hạn hoặc trả nợ trước hạn thì ngân hàng cần có chính sách khuyến khích đối với những khách hàng đó bằng những phần quà nhỏ, hoặc

đơn giản hóa thủ tục vay vốn, rút thăm trúng thưởng, … nhằm tạo được mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và khách hàng, đồng thời giảm thiểu được nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân tại ngânhàng agribank chi nhánh huyện nhơn trạch (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)