Tình hình huy động vốn theo thành phần Kinh tế:

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân tại ngânhàng agribank chi nhánh huyện nhơn trạch (Trang 41 - 43)

TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NHƠN TRẠCH

2.2.3.1 Tình hình huy động vốn theo thành phần Kinh tế:

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế năm 2009 – 2010

Đơn vị tính: Tỷđồng

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Vốn huy động tại chỗ 964 100% 1190 100% 226 23,44% - Tiền gửi dân cư 787 81,64% 941 79,08% 154 19,57% - Tiền gửi TCKT 176 18,26% 246 20,67% 70 39,77% -Tiền gửi khác 1 0,1% 3 0,25% 2 200%

(Nguồn: NHNo&PTNT Nhơn Trạch, “Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010”)[6]

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế năm 2009 – 2010

(Nguồn: NHNo&PTNT Nhơn Trạch, “Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010”)[6]

Qua bảng 2.2 ta thấy tình hình huy động vốn tăng, vốn huy động tại chỗ năm 2010 tăng so với năm 2009. Cụ thể là vốn huy động tại chỗ năm 2009 đạt 964 tỷ đồng, vốn huy động tại chỗ năm 2010 đạt 1.190 tỷ đồng. Năm 2010 nguồn huy

động vốn tăng 226 tỷ đồng, tương đương tăng 23,44% so với nguồn vốn huy động tại chỗ năm 2009. Nguồn vốn huy động tại chỗ tăng là do nền kinh tế đang phát triển, tình hình huy động vốn của Ngân hàng tốt, có nhiều chính sách huy động tiền gửi nhầm thu hút khách hàng như: Agribank phát hành kỳ phiếu dự thưởng năm 2010,…, đồng thời ngân hàng luôn tạo được lòng tin ở khách hàng, tình hình kinh tế địa phương đang dần phát triển, cuộc sống người dân được cải thiện. Nhiều công ty, xí nghiệp mọc lên, đầu tư có hiệu quả, người nông dân thì phát triển ngành nghề, mùa vụ đạt năng suất cao,…nên việc huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả. Mặc dù ở địa phương có nhiều chi nhánh NHTM, sự cạnh tranh giữa các NHTM gay gắt, nhưng việc huy động nguồn vốn tăng thể hiện thương hiệu Agribank vẫn chiếm được ưu thế.

Nguồn vốn huy động tại chỗ năm 2010 tăng do tiền gửi dân cư, tiền gửi TCKT, tiền gửi khác tăng. Cụ thể là tiền gửi dân cư năm 2009 đạt 787 tỷđồng, năm 2010 huy động vốn từ dân cưđạt 941 tỷđồng, chiếm 79,08 tỷ trọng trong năm, tăng 154 tỷ đồng, tương đương tăng 19,57% so với năm 2009. Nguồn huy động vốn từ

TCKT năm 2009 đạt 176 tỷ đồng, năm 2010 tiền gửi từ TCKT đạt 246 tỷ đồng, chiếm 20,67% tỷ trọng trong năm, tăng 70 tỷ đồng, tương đương tăng 39,77% so với năm 2009. Huy động vốn từ tiền gửi khác năm 2009 đạt 1 tỷ đồng, năm 2010

đạt 3 tỷ đồng, tăng 2 tỷ đồng, tương đương tăng 200% so với năm 2009. Để huy

động được nguồn vốn trên về phía khách quan là do nền kinh tế địa phương đang phát triển, cuộc sống người dân được cải thiện, kinh tế có dư nên việc huy động vốn tăng, về phía chủ quan thì không thể phủ nhận quá trình hoạt động của cả hệ thống ngân hàng. NHNO& PTNT chi nhánh huyện Nhơn Trạch đã triển khai cách thức huy động vốn đa dạng phong phú, cách thức huy động và phương thức trả lãi với mức lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Ngân hàng tăng cường thực hiện chính sách marketing tuyên truyền và quảng cáo dịch vụ dành cho khách hàng, có

40

đội ngũ nhân viên nhiệt tình hướng dẫn khách hàng, thực hiện tốt chính sách chăm sóc dành cho khách hàng nhằm tăng cường nguồn vốn huy động. Phát động các chương trình huy động vốn như: huy động tiền gửi dự thưởng “ Cùng Agribank mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”.

Nhìn chung thì Nguồn vốn huy động năm 2010 tăng hơn so với năm 2009, tỷ

trọng trong cơ cấu huy động vốn thì tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng cao. Năm 2009 chiếm 81,64%, năm 2010 chiếm 79,08 %. Trong khi đó tiền gửi TCKT cũng tăng, vì thế ngân hàng nên giữ vững mức độ tỷ trọng và tăng cường huy động vốn trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân tại ngânhàng agribank chi nhánh huyện nhơn trạch (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)