TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NHƠN TRẠCH
2.4.2 Những mặt hạn chế trong chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân:
nông nghiệp, nông thôn theo quyết định 67 và nghịđịnh 41 của chính phủ.
Cán bộ tín dụng thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, công tác thẩm
định, thu thập thông tin, xử lý rủi ro tương đối ổn, vì tỷ lệ nợ xấu vần nằm trong mức quy định của NHNN nhưng cán bộ tín dụng cũng cần chú ý và có công tác thu nợ có hiệu quả hơn nữa.
Việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro của ngân hàng thực hiện đúng theo quy định.
2.4.2 Những mặt hạn chế trong chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân: nông dân:
Ngoài những thành tựu đạt được trong chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân còn có những hạn chế sau:
Một số hộ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng còn khó khăn, việc tiếp cận những nguồn vốn ưu đãi của chính phủ đối với hộ nông dân còn khó khăn hơn. Quy định cho vay hỗ trợ lại suất rất chặt chẽ vềđối tượng đầu tư, đối tương sử dụng vốn, nếu cho vay không đúng cách, khách hàng sử dụng vốn sai thì cán bộ tín dụng sẽ là người chịu trách nhiệm, vì thế việc hướng dẫn cho hộ nông dân vay phải khắc khe, do đó việc tiếp cận nguồn vốn còn hạn chế, ngoài ra thì do người dân chưa kịp thời nắm bắt thông tin về chính sách ưu đãi vốn vay, do họđịnh cưở những vùng sâu xa, việc tiếp cận thông tin khó khăn. Rất nhiều hộ nông dân không thể tiếp cận được nguồn vốn kích cầu do còn nợ ngân hàng từ trước khi chưa có chính sách hỗ trợ lãi suất vẫn chưa có khả năng trảđược nợ.
Mức cho vay của hộ nông dân tăng nhưng vẫn thấp hơn mức cho vay của DNTN và công ty TNHH, năm 2009 chiếm 40,14% tỷ trọng, năm 2010 chiếm 41,84% tỷ trọng, tăng 28,09% so với năm 2009, mặc dù có hộ nông dân có vốn tự
có thấp hơn so với các thành phần khác.
Tốc độ tăng trưởng DSCV hộ nông dân và thu nợ hộ nông dân của ngân hàng chưa cân xứng vì thế dẫn đến tình trạng hệ số thu nợ hộ nông dân chưa tốt.
70
Tình hình nợ xấu tuy vẫn còn năm trong quy định cho phép của NHNN, nhưng tăng qua các năm, vì thế chi nhánh cần chú trọng trông công tác thẩm định và tái thẩm định của CBTD nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới.
Ngoài ra thì số lượng hộ nông dân sử dụng các sản phẩm của ngân hàng rất ít và gần như không có. Cho vay là sản phẩm tín dụng truyền thống 100% của những hộ nông dân, và ngân hàng sử dụng với hai hình thức cho vay chủ yếu là cho vay từng lần và cho vay thông qua hợp tác xã, nhưng cho vay từng lần thì chiếm đa số. Bên cạnh cho vay thì ngân hàng còn cung cấp thêm các sản phẩm tín dụng khác như
bảo lãnh, mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ, cho thuê tài chính, … nhìn chung thì những sản phẩm nói trên chủ yếu được sử dụng bởi các khách hàng là doanh nghiệp, gần như các hộ nông dân không biết đến những sản phẩm đó. Ngay cả cho vay theo hạn mức, cho vay theo lưu vụ, cho vay thông qua tổ, nhóm được NHNO&PTNT Việt Nam cho phép hộ nông dân vay ở các chi nhánh gần như chưa triển khai được.
Ngân hàng chưa chuyên môn hóa trong việc phân tích tín dụng, vì tất cả các khâu trong quy trình tính dụng như: tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận và xửa lý hồ sơ, thẩm định phương án vay vốn, thẩm định giá trị tài sản đảm bảo, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, nhắc nhở thu hồi nợ đến hạn,…, đều chỉ do CBTD đảm nhiệm, khối lượng công việc quá nhiều có thể dẫn đến sai sót trong quá trình phân tích tín dụng. Điều này sẽ dẫn đến sự thiếu chính xác trong việc quyết định tín dụng,
ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tại chi nhánh.
2.5 Đánh giá chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân tại Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Nhơn Trạch qua khảo sát: