TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NHƠN TRẠCH
2.2.4.2 Tình hình thu nợ tại NHNo & PTNN huyệnNhơn Trạch:
Tình hình thu nợ theo thời gian:
Bảng 2.8: Tình hình thu nợ theo thời hạn năm 2009 – 2010
Đơn vị tính: Tỷđồng
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng thu nợ 679 100% 753 100% 74 10,9% - Ngắn hạn 647 95,29% 622 82,6% (25) (3,86%) - Trung, dài hạn 32 4,71% 131 17,4% 99 309,38%
(Nguồn: NHNo&PTNT Nhơn Trạch, “Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010”)[6]
50
Biểu đồ 2.7: Tình hình thu nợ theo thời hạn năm 2009 – 2010
(Nguồn: NHNo&PTNT Nhơn Trạch, “Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010”)[6]
Qua bảng 2.7 ta thấy tình hình thu nợ năm 2009 đạt 679 tỷ đồng, năm 2010 tình hình thu nợ đạt 753 tỷ đồng, tăng 74 tỷđồng, tương đương tăng 10,9% so với năm 2009. Việc thu nợ năm 2010 tăng so với năm 2009 vì một phần là do DSCV năm 2010 tăng so với năm 2009, nên việc thu nợ tăng. Ngoài ra thì do việc thu nợ
trung, dài hạn tăng, nhưng thu nợ ngắn hạn lại giảm, nhưng do khoản thu nợ trung, dài hạn tăng nhiều hơn so với thu nợ ngắn hạn giảm nên tổng thu nợ tăng. Cụ thể là thu nợ ngắn hạn năm 2009 đạt 647 tỷ đồng, thu nợ ngắn hạn năm 2010 đạt 622 tỷ đồng, chiếm 82,6% tỷ trọng trong năm, giảm 25 tỷ đồng, tương đương tăng 3,86% so với nằm 2009, việc thu nợ ngắn hạn giảm là do DSCV năm 2010 đã giảm đi so với năm 2009. Thu nợ trung, dài hạn năm 2009 đạt 32 tỷ đồng, chiếm 4,71% tỷ
trọng trong năm, thu nợ trung, dài hạn năm 2010 đạt 131 tỷ đồng, chiếm 17,4% tỷ
trọng trong năm, tăng 99 tỷđồng, tương đương 309,38% so với năm 2009. Thu nợ
trung, dài hạn tăng là do DSCV 2009 tăng so với 2010. Khi DSCV tăng, giảm thì thu nợ cũng tăng giảm theo, điều đó cho thấy tình hình thu nợ tương đối ổn định. Doanh số thu nợ trung, dài hạn tăng là thể hiện một điều đáng mừng, tình hình kinh tế của khách hàng đạt hệu quả nên khả năng trả nợ tốt. Thường cho vay trung, dài hạn dễ gặp rủi ro hơn vì thơi gian thu hồi vốn dài, nhưng ở đây thì doanh số thu nợ
trung, dài hạn tăng, cho thấy tình hình thu nợ trung, dài hạn tương đối tốt hơn thu nợ ngắn hạn. Ngoài ra việc thu nợ ngắn hạn giảm báo hiệu 1 điều là CBTD cần có chính sách thu nợ tốt hơn nưa, thường xuyên nhắc nhở khách hàng trả nợ khi đến hạn. Phân nhóm khách hàng thường xuyên có nợ quá hạn để có biện pháp thích hợp trong việc thu hồi nợđạt hiệu quả hơn nữa.
Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế:
Bảng 2.9: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế năm 2009 – 2010
Đơn vị tính: Tỷđồng
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng thu nợ 679 100% 753 100% 74 10,9% - Cty TNHH 374 55,08% 377 50,07% 3 0,8% - DNTN, HTX 35 5,16% 64 8,5% 29 82,86% - Hộ nông dân 270 39,76% 289 38,38% 19 7,04%
(Nguồn: NHNo&PTNT Nhơn Trạch, “Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010”)[6]
Biểu đồ 2.8: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế năm 2009 – 2010
(Nguồn: NHNo&PTNT Nhơn Trạch, “Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010”)[6]
52
Dựa vào bảng 2.8 cho thấy tình hình thu nợ năm 2010 tăng 74 tỷđồng, tương
đương tăng 10,9% so với 2009 là do tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế tăng. Cụ thể là thu nợ công ty TNHH năm 2009 đạt 374 tỷđống, năm 2010 thu nợ công ty TNHH đạt 377 tỷđồng, chiếm 50,07% tỷ trọng trong năm, tăng 3 tỷđồng, tương
đương tăng 0,8% so với năm 2009. Thu nợ DNTN, HTX năm 2009 đạt 35 tỷđồng, năm 2010 thu nợ đạt 64 tỷ đồng, chiếm 8,5% tỷ trọng trong năm, tăng 29 tỷ đồng, tương đương tăng 82,86% so với năm 2009. Thu nợ hộ nông dân năm 2009 270 tỷ đồng, chiếm 39,76% tỷ trọng trong năm, năm 2010 thu nợ đạt 289 tỷ đồng, chiếm 38,38% tỷ trọng trong năm, tăng 19 tỷđồng, tương đương 7,04% so với năm 2009. Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế tăng cho thấy nguồn vốn ngân hàng cho khách hàng vay đầu tư có hiệu quả, đồng thời công tác của nhân viên tín dụng tốt trong việc thu nợ và nhấc nhở khách hàng đến hạn trả nợ. DN, công ty làm ăn có hiệu quả, đầu tưđạt lợi nhuận, hộ nông dân thi sản xuất phát triển, mùa vụ thì bội thu, nuôi trồng đạt năng suất, nên khả năng thu nợ tương đối ổn định, tình hình thu nợ tăng qua các năm.
Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế Bảng 2.10 Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Tỷđồng
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng thu nợ 679 100% 753 100% 74 10,9% - Trồng trọt 18 2,65% 25 3,32% 7 38,89% - Chăn nuôi 62 9,13% 83 11,02% 21 33,87% - Buôn bán 53 7,81% 60 7,97% 7 13,21% - Kinh tế hộ gia đình 30 4,42% 37 4,91% 7 23,33% - Khác 516 75,99% 548 72,78% 32 6,2%
(Nguồn: NHNo&PTNT Nhơn Trạch, “Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010”)[6]
Biểu đồ 2.9: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế
(Nguồn: NHNo&PTNT Nhơn Trạch, “Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010”)[6]
Qua bảng 2.9 cho thấy thu nợ theo ngành kinh tế năm 2009 đạt 679 tỷđồng, năm 2010 đạt 753 tỷđồng, tăng 74 tỷ, tương đương tăng 10,9% so với năm 2009 là do thu nợ của các ngành kinh tế tăng. Cụ thể là thu nợ ngành trồng trọt năm 2009
đạt 18 tỷđồng, năm 2010 đạt 25 tỷđồng, tăng 7 tỷđồng, tương đương tăng 38,89% so với năm 2009. Thu nợ ngành chăn nuôi năm 2009 đạt 62 tỷ đồng, năm 2010 đạt 83 tỷ đồng, tăng 21 tỷ đồng, tương đương tăng 33,87% so với năm 2009. Thu nợ
ngành buôn bán năm 2009 đạt 53 tỷđồng, năm 2010 đạt 60 tỷđồng, tăng 7 tỷđồng, tương đương tăng 13,21% so với năm 2009. Thu nợ kinh tế hộ gia đình năm 2009
đạt 30 tỷđồng, năm 2007 đạt 37 tỷđồng, tăng 7 tỷđồng, tương đương tăng 23,33% so với nằm 2009. Thu nợ ngành khác năm 2009 đạt 516 tỷ đồng, năm 2010 đạt 548 tỷ đồng, tăng 32 tỷđồng, tương đương tăng 6,2% so với năm 2009. Nhìn chung thì thu nợ theo ngành kinh tế tăng cho thấy một đều là các ngành kinh doanh, sản xuất có lời, hiệu quả trong việc đầu tư, hộ nông dân thì bội thu, nuôi trồng đạt năng suất. Trong đó ngành trồng trọt chăn nuôi, hộ gia đình có thu nợ cũng tăng, cho thấy là hộ kinh tế gia đình, nông dân đầu tư, sản xuất đạt năng suất, nên khả năng thu nợ
54
của các ngành nông nghiệp tăng. Mặc dù DSCV ngành buôn bán giảm, nhưng việc thu nợ tăng cho thấy là công việc buôn bán có hiệu quả, nhưng doanh số cho vay giảm đi là vì khách hàng chuyển qua kinh doanh ngành nghề khác. Qua đó thấy
được một phần chất lượng tín dụng của Ngân hàng tương đối tốt.