NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NHƠN TRẠCH
3.2.2 Đa dạng hoá phương thức tín dụng:
Hoạt động cấp tín dụng dưới các hình thức như cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như bao thanh toán tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu, cho vay thấu chi, và cho vay theo hạn mức tín dụng,…, Trong hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. [4]. Nhưng qua đề tài nghiên cứu này chúng ta chỉ thấy hình thức cho vay là chủ yếu. Vì các hình thức khác không được áp dụng đối với người nông dân hoặc có rất ít người nông dân quan tâm. Do thủ tục phức tạp, và hiểu biết hạn chế của người nông dân, và đa số người nông dân chỉ vay vốn với số lượng vốn ít. Qua đây ngân hàng cần phải đa dạng hóa phương thức cho vay để người nông dân có thể tiếp xúc với nguồn vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển ngành nghề. Ngoài ra cần hướng dẫn cho người nông dân hướng tới những hình thức khác của hoạt động tín dụng như tài trợ xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp, để hoạt động kinh doanh của họ
có hiệu quả hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân
Hiện nay thì các sản phẩm cho vay hộ nông dân địa phương không nhiều lắm, chủ yếu cũng chỉ là các sản phẩm truyền thống như: cho vay từng lần, cho vay thông qua hợp tác xã (chiếm tỷ trọng rất nhỏ). Vì vậy để đi đôi với việc đa phương hóa cây trồng, vật nuôi, đa phương hóa các phương thức thâm canh, tăng vụ, sản xuất, kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất, thì cần phải đẩy mạnh triển khai các sản phẩm mới đến hộ nông dân như: cho vay theo hạn mức, cho vay lưu vụ, cho vay theo tổ, nhóm, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất ở địa phương đem lại hiệu quả
trong công tác cho vay hộ nông dân.
Nếu áp dụng phương thức vay theo hạn mức tín dụng hoặc cho vay theo dự
án đầu tư thì áp dụng đối với những hộ sản xuất, kinh doanh với qui mộ lớn hoặc theo trang trại, ví dụ như trang trại chăn nuôi heo, bò, cá,…, hoặc những hộ kinh
86
doanh trồng cây mì, mía,…, thường có nhu cầu vay vốn ngắn hạn thường xuyên, sản xuất kinh doanh có ổn định, có uy tín cao. Vốn vay của ngân hàng lúc này sẽ
kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Nếu áp dụng phương thức cho vay lưu vụ thì phương thức này được sử dụng
đối với các hộ cá nhân, hộ gia đình trồng cây ở vùng chuyên canh, xen canh. Vì vậy ngân hàng cần phải nghiên cứu kỹ vềđặc điểm cay trồng, vật nuôi đối với những hộ
cần vay vốn để phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và thời hạn thu hồi vốn của dự án. Vốn vay của ngân hàng trong phương thức này sẽ tạo cho hộ nông dân thuận lợi trong việc quay vòng vốn, tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại, giảm bớt hồ
sơ, thủ tục. Đồng thời ngân hàng sẽ ít tốn thời gian trong việc thẩm định, xét lại hồ
sơ, giảm bớt chi phí nghiệp vụ, cũng như hạn chế bớt rủi ro.