NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NHƠN TRẠCH
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng các cấp:
¾ Về thủ tục vay vốn: đề nghị ngân hàng các cấp nghiên cứu về việc đơn giản hóa lại hồ sơ cho vay đối với hộ nông dân nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay,
đồng thời tạo điều kiện cho hộ nông dân tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn theo chủ trương của nhà nước.
¾ Về Sản phẩm: hiện nay, sản phẩm cung ứng cho nông nghiệp chưa đa dạng và phong phú, đa phần là các sản phẩm truyền thống như cho vay từng lần, cho vay thông qua hợp tác xã, … Vì vậy ngân hàng các cấp cần tìm hiểu nhu cầu của hộ
nông dân, tìm hiểu về các đặc điểm sản xuất kinh doanh của hộ nông dân để cho ra các sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng nhằm năng cao khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác như: quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng chính sách, …
¾ Về nguồn nhân lực: ngân hàng cần phải có chế độ khuyến khích đối với những cán bộ tín dụng làm việc có trách nhiệm, hiệu quả trong công tác, có chếđộ
lương, thưởng khác nhau đối với từng cán bộ tín dụng. Nếu trong công tác tín dụng, cán bộ thực hiện không đúng nhiệm vụ và có tác phong làm việc không tốt, có hành vi cố tình vi phạm quy định thì cần phải xử phạt nghiêm minh theo quy định của ngân hàng để làm gương để răn đe.
Tạo điều kiện tốt nhất cho CBTD thường xuyên theo dõi, và giám sát hoạt
động kinh doanh của khách hàng, như hỗ trợ tiền chi phí cho CBTD trong việc đến tận nơi sản xuất, kinh doanh của khách hàng để thẩm định, hoặc kiểm tra giám sát tình hình hoạt động của khách hàng.
Tạo điều kiện thuận lợi cho CBTD học tập huấn những lớp ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn
¾ Về công nghệ: để hoạt động tín dụng được tốt hơn và CBTD làm việc nhanh hơn thì Ngân hàng cần trang bị các trang thiết bị phục vụ cho cán bộ tín dụng tốt hơn ví dụ như máy vi tính, máy in, máy photo,…, để CBTD thực hiện tốt nhiệm vụ và công việc được phân công.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những thực trạng hoạt động tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân tại địa phương kết hợp với việc khảo sát và phân tích dữ liệu đã khảo sát với SPSS để đưa ra nhận xét và đề suất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân, những giải pháp được đề xuất là:
- Thứ nhất là đưa ra định hướng trong thời gian tới của hoạt động tín dụng - Thứ 2 là đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho
hộ nông dân như là: đa dạng hóa phương thức tìn dụng, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, công tác marketing, công tác kiểm tra, giám sát khách hàng, mở rộng mạng lưới tín dụng.
- Thứ 3 là để thực hiên tốt các giải pháp trên thì cần phải có kiến nghị đối với Nhà nước và Ngân hàng các cấp.
96
KẾT LUẬN
Agribank huyện Nhơn trạch từ khi thành lập (1996) đến nay luôn giữ vai trò trụ cột đối với nền kinh tế huyện Nhơn Trạch, đặc biệt là đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cơ chế của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về chính sách tiền tệ và
đầu tư vốn cho nền kinh tế. Agribank đã song hành và cùng tiếp bước nông dân địa phương vươn lên làm giàu hiệu quả với chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân như
nghị định 41/2010/NĐ – CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống nông dân , dân cưở nông thôn. Qua chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào ngành nông nghiệp nông thôn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nông dân và từng bước nâng cao đời sống nông dân, giảm quyết được việc làm cho nông dân. Qua đó cho thấy được vị trí của Agribank
đối với sự phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao nhất.
Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Agribank cho thấy ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân đã giúp cho người nông dân tiếp cận được nguồn vốn và phát triển kinh tế
ngành nghề đang đầu tư. Ngân hàng đã thực hiện đúng chính sách mà Chính phủ
ban hành về việc hỗ trợ lãi suất cho nông dân, tạo điều kiện cho người nông dân có nguồn vốn phát triển kinh tế gia đình và cải thiện đời sống.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu và trong quá trình lao
động thực tế tại ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Nhơn Trạch, đề tài đã phân tích thực trạng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân tại địa phương. Từ đó khẳng định vai trò của tín dụng nông dân và qua đó thấy được mức độ cần thiết tín dụng hỗ trợ
vốn đối với nông dân. Vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân sẽ góp phần vào việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân, giảm khoảng cách giàu nghèo.
Đề tài đã phân tích thực trạng chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân và qua khảo sát thực tếđã đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng hỗ trợ
vốn cho nông dân tại ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Nhơn Trạch.
Tuy nhiên trong quá trình hoàn thành bài báo cáo, do trình độ phân tích, đánh giá, nhận xét vấn đề còn hạn chế, và có nhiều thiếu sót rất mong sựđóng góp ý kiến chân thành từ quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn.