Phân tích dữ liệu nghiên cứu với phần mềm SPSS 16.0 và đưa ra nhận xét.[11]:

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân tại ngânhàng agribank chi nhánh huyện nhơn trạch (Trang 74 - 85)

TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NHƠN TRẠCH

2.5.3 Phân tích dữ liệu nghiên cứu với phần mềm SPSS 16.0 và đưa ra nhận xét.[11]:

nhận xét.[11]:

Kết quả điều tra (có thể xem thêm phụ lục 9) :

7 Loại tài sản bảo đảm

Biểu đồ 2.16 Loại tài sản đảm bảo

Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 năm 2011

Qua khảo sát 97 người vay vốn tại ngân hàng, ta có kết quả khảo sát thể hiện qua biểu đồ và có nhận xét như sau: ta thấy tài sản thế chấp là loại tài sản chiếm tỷ

72

rủi ro tín dụng rất nhiều, ngoài ra còn có tài sản cầm cố, tài sản hình thành từ vốn, ... Nhưng để nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân thì cũng không nên tuyệt đối hóa vai trò của tài sản thế chấp. Lý do sẽđược giải thích ở phần đề ra giải pháp chương 3. Và loại tài sản bảo đảm cần chú ý ởđây là giá trị khác, nghĩa là ngoài những tài sản được liệt kê trên sẽ có 1 phần khác, đó là loại tài sản khác, hoặc là không có tài sản bảo đảm. Để rõ hơn thì chúng ta nên xem Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ. [10]. Quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó quy định cụ thể về mức cho vay tối đa trong trường hợp cho vay không có bảo đảm đối với cá nhân, tổ

chức. Với nghị định này của chính phủđã giúp người nông dân tiếp cận được nguồn vốn vay tốt hơn mà không cần tài sản thế chấp, đây cũng là chính sách hỗ trợ vốn vay để người nông dân sản xuất, kinh doanh nghành nghề phục vụ phát triển cho nông nghiệp, nông thôn.

7 Ngành nghề kinh doanh

Biểu đồ 2.17 Ngành nghề Kinh doanh

Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 năm 2011

Sau khi khảo sát 97 người vay vốn tại ngân hàng thì ta thấy được một điều là trong các ngành nghề nông nghiệp thì người nông dân vay vốn chủ yếu đầu tư vào chăn nuôi chiếm 50%, còn ngành trồng trọt thì chỉ chiếm 28%, ngành buôn bán

chiếm 15%, ngành còn lại là 7%. Sở dĩ người nông dân tập trung vào chăn nuôi nhiều hơn trồng trọt là vì diện tích trồng trọt đã giảm đi do Nhà nước đã quy hoạch

điện tích đất trồng trọt đểđầu tư vào ngành công nghiệp, đồng thời nhiều nhà đầu tư

nước ngoài đã và đang đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp tại vùng đất Nhơn Trạch. Những vùng đất trồng trọt trước đây thay vào đó là những nhà máy, xí nghiệp, công ty,…, mọc lên. Qua biểu đồ 2.17 này cho chúng ta biết một điều là đặc điểm người nông dân đang chú trọng đầu tư vào ngành nào để CBTD nắm rõ hơn đặc điểm và nâng cao trình độ chuyên môn vào ngành đó, để dễ dàng hướng dẫn người nông dân khi họ cần.

7 Cơ sở kinh doanh khác

Biểu đồ 2.18: Cơ sở kinh doanh

Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 năm 2011

Để nâng cao chất lượng tín dụng thì trước tiên CBTD phải nắm rõ tình hình tài chính của khách hàng để Ngân hàng quyết định có nên cho vay hay là không. Qua bảng 2.22 cho ta thấy được là ngoài việc khách hàng vay vốn để đầu tư vào ngành nông nghiệp thì khách hàng còn có sở hữu thêm cơ sở kinh doanh khác, điều này thể hiện khả năng trả nợ của khách hàng nếu trường hợp đầu tư vào ngành nông nghiệp có hiệu quả hay không. Trong 97 người khảo sát có vay vốn ngân hàng thì có 85 người ngoài việc sản xuất kinh doanh về ngành nông nghiệp còn có sở hữu kinh doanh khác nữa, tức là có 87,6 % là khách hàng ngoài đầu tư vào ngành nông nghiệp thì họ có sở hữu kinh doanh khác, còn lại là không. Qua đó cho thấy một

74

điều là người nông dân đã biết sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả, để phát triển ngành nông nghiệp truyền thống từ xưa đến nay thì họ không chỉ tập trung vào một ngành nông nghiệp mà họ còn biết sản xuất, kinh doanh thêm ngành khác để có thêm thu nhập để hỗ trợ cho việc đầu tư vào ngành nghề truyền thống được tốt hơn nữa. Vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân thì CBTD cần phải nắm rõ thông tin khách hàng mình cần cho vay, cần phân loại khách hàng rõ ràng, và thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh của họ.

7 Xu thế phát triển ngành nghề

Biểu đồ 2.19: Xu thế phát triển ngành nghề

Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 năm 2011

Qua Biểu đồ 2.24 này cho ta biết được xu thế phát triển của ngành nghề hiện khách hàng đang đầu tư. CBTD cần phải biết thêm thông tin này để biết được xu thế

phát triển ngành nghề mà khách hàng đang đầu tư như thế nào để quyết định có nên cho vay hay không. Cần khảo sát thực tế quy mô sản xuất của khách hàng, và nắm rõ về xu hướng phát triển ngành nghề mà khách hàng đã, đang và sẽ tiếp tục đầu tư. Nhìn chung thì ngành nghề người nông dân đang tương đối phát triển, qua khảo sát thì ta thấy có 81% ngành nghề tương đối phát triển, chỉ có 1% đang suy thoái. Đó

chỉ là số liệu thống kê qua khảo sát, để biết được có phải tình hình ngành nghề hộ

nông dân như khảo sát hay không thì cần CBTD thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong công tác giám sát, kiểm tra và thẩm định trước, trong và sau khi cho vay. Thường xuyên kiểm tra mức độ phát triển của ngành nghề và việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao hay không.

7 Tình hình trả nợ gốc và lãi của khách hàng

Biểu đồ 2.20: Tình hình trả nợ gốc và lãi của khách hàng

Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 năm 2011

Qua khảo sát 97 người vay vốn tại ngân hàng cho thấy tình hình hiện đang trả nợ tốt của khách hàng chiếm 44%, trả nợ đúng hạn chiếm 30%, đã từng có nợ

quá hạn nhưng đã trả hết và hiện trả nợ tốt là 21%, đã từng có nợ quá hạn hoặc hiện có nợ quá hạn chiếm 5%. Tuy tỷ lệđã từng có nợ quá hạn hoặc hiện có nợ quá hạn không cao nhưng ngân hàng cần phải lưu ý, và cần xử lý sớm. Đây cũng chỉ là kết quả khảo sát sơ bộ, không thể khẳng định một điều là tình hình trả nợ của khách hàng có đúng như họ nói hay không, chỉ là về phía khách quan, về phía chủ quan thì rất cần sự kiểm soát của CBTD. CBTD phải thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ

của khách hàng để khi có nợ quá hạn, xử lý kịp thời. Cần phân loại nợ và phân loại khách hàng thường xuyện để có biện pháp tốt hạn chế nợ quá hạn. Thường xuyên nhắc nhở khách hàng khi nợđến hạn phải trả.

76

7 Dịch vụ của ngân hàng được biết qua các hình thức

Biểu đồ 2.21 Dịch vụ của ngân hàng được biết qua các hình thức

Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 năm 2011

Qua bảng khảo sát cho thấy khách hàng biết đến dịch vụ của ngân hàng qua hình thức đến tại ngân hàng là chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 53,6%, qua người quen 26,8%, qua phương tiện thông tin đại chúng chỉ chiếm 10,3%, qua hình thức khác chiếm 9,3 %. Qua đó cho thấy khách hàng biết đến dịch vụ của ngân hàng chủ yếu là đến tại ngân hàng, vì vậy ngân hàng cần phải thực hiện tốt chiến lược marketing

để quảng bá thương hiện Agribank rộng rãi hơn ở khắp mọi miền đất nước vùng sâu, vùng xa. Nhất là những vùng nông thôn, ngân hàng cần mở rộng chiến lược marketing khi có chính sách hỗ trợ người nông dân, để họ sớm tiếp cận nguồn vốn, kịp thời tiến hành trồng trọt, chăn nuôi cho kịp mùa vụ.

7 Vị thế của Ngân hàng đối với Khách hàng

Biểu đồ 22: Vị thế của Ngân hàng đối với Khách hàng

Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 năm 2011

Để đánh giá được vị thế của ngân hàng trong niềm tin người nông dân thì qua khảo sát 97 người thì có kết quả như sau: có 79% khách hàng chọn ngân hàng Agribank khi có nhu cầu vay vốn để đầu tư vào ngành nông nghiệp. Vietcombank chỉ chiếm 6%, Vietinbank chiếm 5%, BIDV chiếm 3%, ngân hàng khác chiếm 7%. Qua đó cho thấy được vị thế của ngân hàng chiếm vị trí quan trong đối với người nông dân. Người nông dân luôn chọn Agribank là bạn đồng hành, với nhiều chính sách ưu đãi dành cho họ thì ngân hàng đã tạo được sư tin tưởng tuyệt đối về hoạt

động tín dụng. Chính vì điều này mà ngân hàng cần phải thực hiện tốt trách nhiệm

đối với nông dân, cần có chính sách hỗ trợ vốn tốt hơn nữa đối với họ. Giúp người nông dân vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu, xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

78

Bảng 2.22 Đánh giá mức độ đồng ý đối với chất lượng tín dụng của Ngân hàng Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Nhân viên ngân hàng thực

hiện đúng trách nhiệm của mình trong công tác giám sát, kiểm tra sau khi cho vay

97 2 5 3.48 .855

Nhân viên ngân hàng thường xuyên nhắc nhở khách hàng

đến thanh toán nợ khi nợ đến hạn phải trả hoặc nợ quá hạn

97 2 5 3.46 .791

Nhân viên ngân hàng phục

vụ khách hàng tận tình 97 2 4 3.44 .612 Nhân viên ngân hàng luôn

giải thích thỏa đáng mọi thắc mắc của khách hàng

97 2 5 3.37 .583

Nhân viên ngân hàng thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ tín dụng 97 2 4 3.28 .495 Thủ tục vay vốn đươc thực hiện đơn giản, dễ thực hiện 97 2 4 3.03 .394 Valid N (listwise) 97 Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 4 năm 2011

Qua khảo sát cho thấy nhìn chung thì khách hàng gần như hài lòng với chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho hộ nông dân chứ không phải là hoàn toàn hài lòng, do

đó chúng ta cần phân tích để thấy rõ mức độ hài lòng của khách hàng đến đâu để đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân. Cụ thể là qua khảo sát mức độ đồng ý về chất lượng tín dụng của ngân hàng thì yếu tố nhân viên ngân hàng thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong công tác giám sát, kiểm tra sau khi cho vay (mean: 3,48) được đánh giá cao hơn so với những yếu tố khác, gần như khách hàng không có ý kiến hoặc gần như đồng ý với cách làm việc của

nhân viên ngân hàng, tiếp theo là yếu tố nhân viên ngân hàng thường xuyên nhắc nhở khách hàng đến thanh toán nợ khi nợ đến hạn phải trả hoặc nợ quá hạn (mean: 3,46), yếu tố nhân viên phục vụ khách hàng tận tình và yếu tố nhân viên ngân hàng luôn giải thích thỏa đáng mọi thắc mắc của khách hàng (mean: 3,44) cũng được khách hàng không có ý kiến gì hoặc gần như là đồng ý với các yếu tốđó. Riêng yếu tố nhân viên thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ tín dụng (mean: 3,28) và yếu tố thủ

tục vay vốn được thực hiện đơn giản, dễ thực hiện (mean: 3,03) vẫn được khách hàng không ý kiến gì, và không có vẻ là đồng ý. Đểđánh giá chất lượng tín dụng tốt nhất thì qua khảo sát “mean” phải tiến dần đến 4 hoặc 5. Với việc phân tích trên, chúng ta cần phải đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn tốt hơn bằng cách là hoàn thiện tốt nhất những yếu tố trên một cách thiết thực.

Xem phụ lục 7

Đánh giá chất lượng tín dụng qua 3 nhóm khách hàng khác nhau

Đặt giả thuyết:

H0: Không có sự khách biệt về phương sai giữa 3 nhóm khách hàng, khách hàng vay vốn lần đầu, khách hàng vay vốn từ 2 đến 3 lần, khách hàng vay vốn nhiều lần

H1: có sự khách biệt về phương sai giữa 3 nhóm khách hàng, khách hàng vay vốn lần đầu, khách hàng vay vốn từ 2 đến 3 lần, khách hàng vay vốn nhiều lần

Gọi:

Yếu tố thứ nhất là: Nhân viên ngân hàng thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong công tác giám sát, kiểm tra sau khi cho vay

Yếu tố thứ hai là: Nhân viên ngân hàng thường xuyên nhắc nhở khách hàng đến thanh toán nợ khi nợđến hạn phải trả hoặc nợ quá hạn

Yếu tố thứ ba là: Nhân viên ngân hàng phục vụ khách hàng tận tình

Yếu tố thứ tư là: Nhân viên ngân hàng luôn giải thích thỏa đáng mọi thắc mắc của khách hàng

Yếu tố thứ năm là: Nhân viên ngân hàng thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ tín dụng

80

Yếu tố thứ nhất, hai, năm, sáu có sig lớn hơn 0,05 => chấp nhận H0. Tức là Không có sự khách biệt về phương sai giữa 3 nhóm khách hàng, khách hàng vay vốn lần đầu, khách hàng vay vốn từ 2 đến 3 lần, khách hàng vay vốn nhiều lần

Vì không có sự khác biệt về phương sai giữa ba khách hàng khi đánh giá 4 yếu tố trên nên ta sẽ phân tích xem khi đánh giá từng yếu tố giữa 3 khách hàng có sự

khác biệt nào không.

Xem phụ lục 8

¾ Đánh giá yếu tố thứ nhất: Nhân viên ngân hàng phục vụ khách hàng tận tình.

Đặt giả thuyết:

H0: không có sự khách biệt trong việc đánh giá yếu tố Nhân viên ngân hàng phục vụ khách hàng tận tình giữa 3 nhóm khách hàng (khách hàng vay vốn lần đầu, khách hàng vay vốn từ 2 đến 3 lần, khách hàng vay vốn nhiều lần)

H1: có sự khách biệt trong việc đánh giá yếu tố Nhân viên ngân hàng phục vụ

khách hàng tận tình giữa 3 nhóm khách hàng (khách hàng vay vốn lần đầu, khách hàng vay vốn từ 2 đến 3 lần, khách hàng vay vốn nhiều lần)

Ta thấy yếu tố thứ nhất có sig nhỏ hơn 0,05 => Bác bỏ H0. Tức là có sự khách biệt trong việc đánh giá yếu tố Nhân viên ngân hàng phục vụ khách hàng tận tình giữa 3 nhóm khách hàng (khách hàng vay vốn lần đầu, khách hàng vay vốn từ 2 đến 3 lần, khách hàng vay vốn nhiều lần)

Tương tự ta thấy yếu tố thứ năm và thứ sáu có sig nhỏ hơn 0,05 => có sự

khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố trên giữa 3 nhóm khách hàng (khách hàng vay vốn lần đầu, khách hàng vay vốn từ 2 đến 3 lần, khách hàng vay vốn nhiều lần)

Chỉ có yếu tố thứ 2 có sig (0,192) lớn hơn 0,05 => không có sự khách biệt trong việc đánh giá yếu tố nhân viên ngân hàng luôn giải thích thỏa đáng mọi thắc mắc của khách hàng giữa 3 nhóm khách hàng (khách hàng vay vốn lần đầu, khách hàng vay vốn từ 2 đến 3 lần, khách hàng vay vốn nhiều lần)

Kết luận chung: qua phân tích trên ta thấy việc đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với 3 nhóm khách hàng nêu trên có sự khách biệt, chỉ duy nhất yếu

khách hàng thì không có sự khác biệt. Điều này thể hiện một điều việc đánh giá chất lượng tín dụng giữa 3 nhóm khách hàng có sự khác biệt, vì vậy cần thực hiện tốt những yếu tố đó, hay nói cách khác là việc đánh giá giữa 3 nhóm khách hàng trên có sự khác biệt thì cho thấy việc đánh giá chất lượng tín dụng chưa chính xác và tốt nhất để có sự chính xác trong việc đánh giá chất lượng tín dụng giữa 3 nhóm khách hàng nói trên thì ngân hàng cần có những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

được đưa ra ở chương 3

Qua việc phân tích và đánh giá thông qua phiếu khảo sát, chúng ta cần đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân ở phần chương 3.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua chương 2 cho chúng ta biết được tình hình huy động vốn và thực trạng

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân tại ngânhàng agribank chi nhánh huyện nhơn trạch (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)