Biện pháp bảo đảm tiền vay:

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân tại ngânhàng agribank chi nhánh huyện nhơn trạch (Trang 69 - 71)

TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NHƠN TRẠCH

2.3.7 Biện pháp bảo đảm tiền vay:

Bảo đảm tiền vay là công việc rất quan trọng và cần thiết trong hoạt động tín dụng, nó có thể giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro và tổn thất trong hoạt động tín dụng để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển.

Theo nghị định 178/1999NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo

đảm tiền tiền vay của các tổ chức tín dụng thì chia biện pháp bảo đảm tiền vay thành 2 loại:

Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản: cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; tổ chức tín dụng nhà nước được cho vay không có bảo

đảm theo chỉ định của Chính phủ; tổ chức tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội.

Bảng 2.21 Thực trạng bảo đảm tiền vay Đơn vị tính: tỷđồng 2009 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng dư nợ hộnông dân 168 100% 202 100% 34 20,24% Dư nợ không bảo đảm 55 32,74% 78 38,61% 23 41,82% Dư nợ có bảo đảm 113 67,26% 124 61,39% 11 9,79% (Nguồn: NHNo&PTNT Nhơn Trạch, “Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010”)[6]

Qua bảng 2.21 ta thấy tình hình dư nợ hộ nông dân tăng, cụ thể là tăng 34 tỷ đồng, tương đương tăng 20,24% so với năm 2009. Trong khi đó thì dư nợ có bảo

đảm và dư nợ không bảo đảm cũng tăng qua các năm. Cụ thể dư nợ không bảo đảm năm 2009 đạt 55 tỷ đồng, chiếm 32,74% tỷ trọng trong năm. Năm 2010 đạt 78 tỷ đồng, chiếm 38,61% tỷ trọng trong năm, tăng 23 tỷ, tương đương tăng 41,82% so với năm 2009. Sở dĩ dư nợ không bảo đảm năm 2010 tăng hơn năm 2009 là do năm 2010 Ngân hàng thực hiện Nghịđịnh 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phụ vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Với cơ chế này thì có thể giúp cho hộ nông dân mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua nguồn vốn vay của ngân hàng. Ngoài ra thì năm 2009 dư nợ có bảo đảm đạt 113 tỷ đồng , năm 2010 dư nợ có bảo đảm đạt 124 tỷ đồng, tăng 11 tỷ, tương đương tăng 9,79%. Tuy tỷ lệ vay có bảo đảm tăng chậm nhưng qua đó cho thấy người nông dân ngày càng đầu tư nhiều cho việc sản xuất kinh doanh, vì thế mới cần một lượng vốn nhiều nên đòi hỏi họ phải có tài sản thế chấp, đó là tín hiệu đáng mừng cho người nông dân địa phương.

Thực hiện tốt biện pháp bảo đảm tiền vay thì ngân hàng có thể thu hồi được nợ khi người vay không có khả năng trả nợ, hoặc trả nợ không đủ. Vì vậy trong hoạt

động tín dụng tài sản bảo đảm là yếu tố quan trọng giúp cho ngân hàng hoạt động liên tục và ổn định.

68

Việc thực hiện nghiệm và đúng với những quy định về hình thức bảo đảm tiền vay giúp ngân hàng chủ động tránh và giảm thiểu những tổn thất kinh doanh nếu có rủi ro xảy ra từ phía khách hàng.

2.4 Nhận xét chung về chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân tại Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Nhơn Trạch:

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân tại ngânhàng agribank chi nhánh huyện nhơn trạch (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)