Tình hình tín dụng tại NHNo& PTNN huyệnNhơn Trạch:

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân tại ngânhàng agribank chi nhánh huyện nhơn trạch (Trang 46 - 52)

TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NHƠN TRẠCH

2.2.4.1 Tình hình tín dụng tại NHNo& PTNN huyệnNhơn Trạch:

™ Doanh số cho vay theo thời gian:

Bảng 2.5: Doanh số cho vay theo thời hạn năm 2009-2010.

Đơn vị tính: Tỷđồng

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Tổng doanh số cho vay 730 100% 827 100% 97 13,29%

- Ngắn hạn 675 92,47% 668 80,77% (7) (1,04%)

- Trung, dài hạn 55 7,53% 159 19,23% 104 189,09%

(Nguồn: NHNo&PTNT Nhơn Trạch, “Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010”)[6]

44

Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay theo thời hạn năm 2009 – 2010

(Nguồn: NHNo&PTNT Nhơn Trạch, “Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010”)[6]

¾ Đối với doanh số cho vay Ngắn hạn:

Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2009 đạt 675 tỷ đồng, chiếm 92,47% tỷ

trọng trong năm. Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010 đạt 668 tỷ đồng, chiếm 80,77% tỷ trọng trong năm. DSCV ngắn hạn năm 2010 giảm 7 tỷ, tương đương giảm 1,04%, mặc dù không đáng kể nhưng ngân hàng cần phải lưu ý và có chính sách cho vay tốt hơn. DSCV ngắn hạn thì chủ yếu là những hộ nông dân, hộ kinh doanh, cá nhân và các DN, khách hàng là DN của ngân hàng thường thì là các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu sử dụng vốn đầu tư

cho hoạt động sản xuất, kinh doanh bổ sung vốn lưu động là chủ yếu. Do vậy DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trong cao hơn DSCV trung, dài hạn trong tổng DSCV. Về

việc DSCV ngắn hạn năm 2010 giảm so với năm 2009, có thể nguyên nhân là do hộ

nông dân, cá nhân hay các DN đã hoạt động sản xuất kinh doanh, có hiệu quả hơn,

đạt lợi nhuận cao hơn so với năm 2009 nên việc sử dụng vốn của ngân hàng sẽ giảm

đi nhưng không đáng kể, hoặc do khách hàng đã giảm vay vốn ngắn hạn mà thay vao đó là vay vốn trung, dài hạn để đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm,…, qua đó có thể thấy một mặt tốt của việc giảm DSCV ngắn hạn

là: vốn vay ngân hàng giúp cho các hộ nông dân phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng, cải thiện đời sống, vượt qua khó khăn để trở thành phú nông, và khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng không gặp khó khăn về kinh tế, việc kinh doanh gặp thuận lợi. Đó là khi DSCV giảm ít, nếu trường hợp DSCV giảm nhiều thì ngân hàng phải cần xem xét lại nền kinh tế thị trường địa phương, có thể do nền kinh tế gặp khó khăn, nhiều Doanh nghiệp đang trong quá trình suy thoái, hoặc có nhiều ngân hàng chi nhánh cạnh tranh.

Mặc dù DSCV ngắn hạn giảm nhưng chiếm tỷ trọng cao so với DSCV trung, dài hạn, chiếm 80,77% tỷ trọng trong năm. Việc DSCV chiếm tỷ trọng cao thì việc thu hồi vốn nhanh, và ít rủi ro hơn DSCV trung, dài hạn. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần tăng DSCV ngắn hạn, và việc tăng DSCV ngắn hạn đồng nghĩa với việc tăng doanh số cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình, ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ vốn để nông dân có thể tiếp cận nguồn vốn kịp thời.

¾ Doanh số cho vay trung, dài hạn:

DSCV trung, dài hạn năm 2009 đạt 55 tỷ đồng, DSCV trung, dài hạn năm 2010 đạt 159 tỷđồng, chiếm 19,23% tỷ trọng trong năm. DSCV trung, dài hạn năm 2010 tăng 104 tỷ đồng, tương đương tăng 189,04% so với năm 2009. DSCV trung, dài hạn tăng nguyên nhân do khách hàng vay vốn để mở rộng qui mô sản xuất, kinh doanh, mua sắm máy móc thiết bị. Ngoài ra ngân hàng nhà nước có chính sách hỗ

trợ lãi suất (131QĐ/TTD), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành thông tư

số 27 quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng trong năm 2010 để thực hiện đầu tư phát triển sản xuất-kinh doanh. Mặc dù tăng nhưng DSCV trung, dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn DSCV ngắn hạn.

46

Bảng 2.6: Doanh số cho vay theo thành phần Kinh tế năm 2009 – 2010

Đơn vị tính: Tỷđồng

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Tổng doanh sốcho vay 730 100% 827 100% 97 13,29%

- Cty TNHH 385 52,74% 403 48,73% 18 4,68%

- DNTN, HTX 52 7,12% 78 9.43% 26 50%

- Hộ nông dân 293 40,14% 346 41,84% 53 18,09%

(Nguồn: NHNo&PTNT Nhơn Trạch, “Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010”)[6]

Biểu đồ 2.5: Doanh số cho vay theo thành phần Kinh tế năm 2009 – 2010

(Nguồn: NHNo&PTNT Nhơn Trạch, “Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010”)[6]

Qua bảng 2.6 cho thấy hầu như doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

năm 2009 tăng so với 2010. Năm 2009 tổng DSCV đạt 730 tỷ đồng, 2010 tổng DSCV đạt 827 tỷ đồng, tăng 97 tỷ đồng, tương đương tăng 13,29%. Tổng DSCV tăng do DSCV theo thành phần kinh tế tăng cụ thể là: Năm 2009 DSCV công ty TNHH đạt 385 tỷ đồng, năm 2010 DSCV công ty TNHH đạt 403 tỷ đồng, chiếm 48,73% tỷ trọng trong năm, tăng 18 tỷ đồng, tương đương tăng 4,68% so với năm

2009. DSCV DNTN, HTX năm 2009 đạt 52 tỷ đồng, năm 2010 DSCV đạt 78 tỷ đồng, chiếm 9,43% tỷ trọng trong năm, tăng 26 tỷ đồng, tương đương tăng 50% so với năm 2009. DSCV hộ nông dân năm 2009 đạt 293 tỷđồng, năm 2010 DSCV đạt 346 tỷ đồng, chiếm 41,84% tỷ trọng trong năm, tăng 53 tỷđồng, tương đương tăng 18,09% so với năm 2009. Sở dĩ DSCV hộ nông dân chiếm tỷ trọng khá cao so với các thành phần kinh tế khác, và DSCV tăng là do hộ nông dân đang mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, đươc sự hỗ trợ về lãi suất của Thủ tướng chính phủ, cụ thể

là Agribank triển khai hỗ trợ lãi suất 100% và 2% cho vay vốn mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn theo Quyết định 2213/QĐ-TTg năm 2009 sửa đổi Quyết định 497/QĐ-TTg về

việc hỗ trợ lãi suất vốn của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời với Nghị định 41/2010/NĐ - CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng làm cho doanh số cho vay hộ nông dân tăng và chiếm tỷ trọng cao. [10]

™ Doanh số cho vay theo ngành kinh tế:

Bảng 2.7: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế năm 2009 – 2010

Đơn vị tính: Tỷđồng

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Tổng doanh số cho vay 730 100% 827 100% 97 13,29%

- Trồng trọt 21 2,88% 26 3,14% 5 23,81%

- Chăn nuôi 78 10,68% 90 10,88% 12 15,38%

- Buôn bán 61 8,36% 59 7,13% (2) (3,29%)

- Kinh tế hộ gia đình 32 4,38% 44 5,32% 12 37,5%

- Khác 538 73,7% 608 73,52% 70 13,01%

(Nguồn: NHNo&PTNT Nhơn Trạch, “Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010”)[6]

48

Biểu đồ 2.6: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

(Nguồn: NHNo&PTNT Nhơn Trạch, “Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010”)[6]

Tổng DSCV theo ngành kinh tế năm 2009 tăng 97 tỷ đồng, tương đương tăng 13,29% là do DSCV các ngành kinh tế điều tăng, trừ ngành buôn bán. Cụ thể

là DSCV ngành trồng trọt năm 2009 đạt 21 tỷ đồng, năm 2010 DSCV đạt 26 tỷ đồng, chiếm 3,14% tỷ trọng trong năm, tăng 5 tỷ đồng, tương đương tăng 23,81% so với năm 2009. DSCV ngành chăn nuôi năm 2009 đạt 78 tỷ đồng, năm 2010 DSCV đạt 90 tỷ đồng, chiếm 10,88% tỷ trọng trong năm, tăng 12 tỷ đồng, tương

đương tăng 15,38% so với năm 2009. Qua đó cho thấy hộ nông dân vay vốn để tập trung vào chăn nuôi nhiều hơn là trồng trọt, năm 2010 DSCV để người nông dân chăn nuôi, trồng trọt điều tăng cho thấy một điều, người nông dân đang mở rộng qui mô chăn nuôi, trồng trọt, và để hiểu rõ hơn điều này phải qua phân tích tình hình thu nợ, dư nợ và nợ xấu sẽ làm rõ hơn vấn đề hiệu quả cho vay đối với hộ nông dân. Còn DSCV ngành buôn bán năm 2009 giảm so với 2010, cụ thể là năm 2009 DSCV

đạt 61 tỷđồng, năm 2010 đạt 59 tỷđồng, giảm 2 tỷđồng, tương đương giảm 3,29%, việc DSCV ngành buôn bán giảm như thế không phải do việc làm ăn buôn bán lỗ

như vay vốn để chăn nuôi hoặc nuôi trồng, ngành nghề khác, vì thế DSCV ngành nghề khác tăng vào năm 2010. DSCV kinh tế hộ gia đình năm 2009 đạt 32 tỷđồng, năm 2010 đạt 44 tỷ đồng, tăng 12 tỷ đồng, tương đương tăng 37,5% so với năm 2009. DSCV ngành nghề khác năm 2009 đạt 538 tỷ đồng, năm 2010 đạt 608 tỷ đồng, tăng 70 tỷđồng, tương đương tăng 13,01% so với năm 2009. Sở dĩ DSCV các ngành kinh tế kinh doanh, sản xuất thuộc về nông nghiệp, nông thôn tăng là do chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với hộ nông dân, theo Nghị định số

41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. [10]. Việc triển khai nghị định này thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, giúp nông dân có vốn mở rộng đầu tư.

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân tại ngânhàng agribank chi nhánh huyện nhơn trạch (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)