V. Luyện tập
Bài 1 : Hãy chọn và phân tích những chi tiết tiêu biểu trong truyện Tấm cám để chứng tỏ rằng “truyện cổ tích là một giấc mơ đẹp “ của nhân dân lao động.
4 Củng cố
5/ Dặn dò / Học bài
Ngày soạn: 10/10 Tuần 8 Tiết 24: Làm văn
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰA. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
-Hiểu được vai trò và tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong lời văn tự sự. - Biết kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK,SGV Ngữ văn 10 cơ bản.
C. Phương pháp giảng dạy: kết hợp trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:Hãy chọn một sự việc rồi kể lại với một chi tiết tiêu biểu?
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên&học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Thế nào là miêu tả?
Thế nào là biểu cảm?
Ở cấp 2, các em đã học văn bản miêu tả, văn biểu cảm. Hãy so sánh có gì giống và khác nhau với miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
Căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
Hình ảnh ánh trăng trong đêm rừng Trường Sơn trong truyện ngắn: “Mảnh trăng cuối rừng” (Nguyễn Minh Châu): “xe tôi chạy trên lớp sương bồng bềnh. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe nơi cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng”
=> Qua cách miêu tả này trong văn tự sự khiến người ta thấy ánh trăng tươi tắn, trong trẻo như mối tình rất đẹp của Lãm và Nguyệt. (Một chút liên tưởng, Nguyệt cũng là trăng thì từ Nguyệt tỏa ra ánh trăng trong trẻo ấy)
- Cách miêu tả này vừa quen thuộc vừa rất riêng. * Ánh trăng dẫn đường ra trận;
* Ánh trăng hòa trong ý nghĩ lãng mạn của chàng trai về cô gái;
* Ánh trăng hòa với hình ảnh con người thiếu nữ tạo nên vẻ đẹp huyền ảo.