II. CUỘC ĐỜI TRỊ VÌ
TÀI: NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU
Người thực hiện: Mai Anh Tân Lớp: A3K18
Nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam là một trong những môn khoa học thú vị và hấp dẫn nhất trong các ngành khoa học. Lịch sử Việt Nam bắt đầu từ kho loài người xuất hiện trên Đất nước ta cho đến tận ngày nay. Từ khi Vua Hùng Vương dựng nước, trải qua khoảng hơn 4000 năm dựng và giữ nước, cho đến nay, chúng ta đang xây dựng một nước một nước Việt nam hiện đại, công nghiệp và vẫn giữ được những truyền thống quí báu mà cha ông ta để lại, không bị lấn với bất kì nền văn hoá nào.
Trong tiến trình Lịch sử hơn 4000 năm đó, hẳn chúng ta đã ít nhất một lần nghe qua những tên của Anh Hùng Dân Tộc: Hùng Vương dựng nước, An Dương Vương chế được nỏ thần đánh đuổi Triệu Đà, rồi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa thoát khỏi ách nô lệ của phương Bắc, Bà Triệu cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt đánh lui quân Ngô ra khỏi biên giới Nước nhà, Lí Bí, Triệu Quang Phục , Mai Thúc Loan và Phùng Hưng với hàng lại cuộc khởi nghĩa chông lại chế độ áp bức dân ta của phương Bắc, cho đến nhà Đinh, Nhà Lí, Nhà Trần cùng nhiều lần đánh đuổi quân xâm lược phương bắc, giành lại tự do cho Dân tộc, Còn Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng, kết thúc hơn ngàn năm Phong kiến, mở ra tương lai tươi sang cho dân tọc , thời đại Hồ Chí Minh. Nhắc đến nhà Nguyễn , triều đại này đã có công mở nước từ Thuận Quảng vào đến mũi Cà Mâu, mà công đầu là chúa Tiên ( tức Nguyễn Hoàng đã mang gươm đi mở nước – Ông quê ở Huyện Tống Sơn , Thanh Hóa, Nay là Thôn Gia Miêu, Xã Hà Long, Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa). Xin được nhắc lại về 9 đời chúa và 13 đời vua Nguyễn:
• 9 Đời chúa:
1) Chúa Tiên 4) Chúa Hiền 7) Chúa Ninh
2) Chúa Sãi 5) Chúa nghĩa 8) Chúa Vũ
3) Chúa Thượng 6) Quốc Chúa 9) Chúa Định
• 13 đời vua :
1) Vua Gia Long 5) Vua Dục Đức 9) Vua Đồng Khánh 2) Vua Minh Mạng 6) Vua Khải Định 10) Vua Thành Thái 3) Vua Thiệu Trị 7) Vua Kiến Phước 12) Vua Duy Tân
4) Vua Tự Đức 8) Vua Hàm Nghi 13) Vua Bảo Đại
Đời vua Bảo Đại là đời cuối cùng. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ , là một trong số những người con nuôi của Vua Khải Định. Khi Vua Khải Định mất, Vĩnh Thuỵ đang đi du học tại Pháp. Nhận được tin dữ , Vĩnh Thụy vội về chịu tang. Triều đình và phái Pháp quyết định lập Vĩnh Thụy lên ngôi Thiên tử. Và ngày 6 tháng Giêng năm 1926, Vĩnh Thụy trở thành vị Vua thứ 3 của Triều Nguyễn, là Vua bảo Đại, Vị Vua cuối cùng. Thời gian từ 1922 đến 1932 , Bảo Đại học tập ở Pháp. Ngày 16 tháng 8 năm 1932, ông rở về nước. Ngày 10/10/1932 ông tuyên tờ chiếu đầu tiên ở cương vị quốc trưởng. NGày 20/03/1934, Bảo Đại lấy cô Nguyễn Hữu Thị Lan, là con gái ông Nguyễn Hữu Hào, một điền chủ đất Gò Công, Nam Bộ. Bà Lan trở thành Nam Phương Hoàng Hậu. Nhưng lúc này phong trào giải phóng đân tộc trong nước đang dâng cao. Không lâu sau lúc bảo Đại lên ngôi vua, tại Hồng Kông, Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp các đồng chí của mình thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Lực lượng quần chúng được tập để đánh đuổi thực dân pháp và Phát Xít Nhật ra khỏi bờ cõi nước nhà. Tháng Tám năm 1945, Tổng khởi nghĩa thành công , Bảo Đại tuyên bố thoại vị. Ngày 30 tháng 8 năm 1945, trước 5 vạn đồng bào ta tại Ngọ Môn ( Kinh thành Huế) Nhà Vua đã nhấn mạnh : “Tôi muốn làm dân một nước tự do chứ không muốn làm Vua mọt nước nô lệ’’. Tới đây, triều Nguyễn cáo chung sau hơn 100 năm tồn tại với 13 đời vua.
Trong đề tài này, em đi sâu tìm hiểu về Nam Phương Hoàng Hậu Nguyễn Hữu Thị Lan, một người phụ nữ Việt Nam đặc biệt .
Bà Nam Phương có nét mặt hiền hậu và đạo hạnh. Hình ảnh bà Nam Phương Hoàng hậu vẫn khăn vành vàng in trên con tem đã để lại rất nhiều ấn tượng trong người lớn tuổi. Đến năm 1945, khi Chính Phủ lâm thời ra lời kêu gọi Tuần Lễ Vàng tại Huế bằng hành động tự trao tất cả những quí kim vàng bạc châu báu mà bà đang mang trên người để tặng nhà Nước mua vũ khí chống thực dân Pháp . Rồi bà Nam Phương còn làm từ thiện, như vào dịp Tết năm 1946, chủ tịch Uỷ ban Hành chính Huế trao bà nam Phương số tiền 10 ngàn đồng bạc, nói là của Hồ Chủ Tịch chuyển vào để tặng bà và gia đình ăn tết. Với số tiền này thời đó lớn lắm. Bà nam Phương nhận số tiền trên, gửi lời cảm ơn Cụ Hồ và Uỷ ban Hành Chính Huế. Sau đó bà Nam Phương đã chuyển số tiền cho cô nhi viện ở Huế để các cháu ăn Tết mà các cô nhi đang thiếu thốn vì chiến tranh vừa xảy ra.
Cũng năm 1946, bà Nam Phương còn có một hành động yêu nước khi thực dân Pháp đem quân trở lại nước ta. Đó là Bà đã viết một bức thư ngỏ như một bức thông điệp
(message) gửi tới những bạn hữu ở châu Âu và thế giới yêu cầu họ lên tiếng tố cáo sự trở lại của quân đội Pháp làm đổ máu đồng bào Nam Bộ.
Những hành động trên không riêng em kính trọng mà tất cả mọi người đều kính phục nhân cách của một bà cựu Hoàng hậu của nước Việt. Vì vậy, khi bắt tay vào làm đề tài này, với lòng ngưỡng mộ, em đã cố gắng sưu tầm, nghiên cứu, tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau viết về bà Nam Phương để làm tư liệu.
Cuộc đời bà nam phương từ thuở nhỏ đến khi trưởng thành , lấy chồng và trở thành Hoàng hậu có thể nói rất hạnh phúc, Bảo Đại đã giữ đúng lời hứa chỉ một vợ một chồng. Nhưng sau năm 1945 vì tình thế thay đổi, Bảo Đại đã thay đổi theo. Ăn chơi, cờ bạc, quan hệ với nhiều phụ nữ ‘’già nhân ngãi non vợ chồng” mà người ta gọi là những thứ phi của Bảo Đại. Tuy vậy, bà Nam Phương cũng không có một hành động nào làm xáo trộn gia đình, nếu có bà cũng chỉ than vãn nhỏ nhẹ với mấy người thân cận. Những hành động như đánh ghen, chửi bới, hãm hại tình địch của bà Nam Phương không bao giờ có. Những chuyện cho rằng bà Nam Phương cầm súng hạ tình địch, nhưng tình địch không hề hấn gì mà Bảo Đại lại bị thương chỉ là những giai thoại và thêu dệt của những người không ưa Bảo Đại.
Từ lúc về làm dâu nhà Nguyễn , trở thành Hoàng hậu, chưa thấy một ai chê trách hay than phiền bà về cung cách hay lời ăn tiếng nói của Nam Phương, trái lại, Bảo Đại bị tai tiếng và chê trách khá nhiều.
Vì những câu chuyện được sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót, nhầm lẫn. Nếu phát hiện mong bạn đọc góp ý kiến phê bình và lượng thứ.
Nhân đây, em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS. TS Nguyễn Mạnh Tùng - Giảng Viên khoa Du Lịch - Viện Đại Học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chú Hoàng Đình Long, tác giả nhiều sách Lịch Sử mới xuất bản, địa chỉ: số nhà 14, ngách 254/45, đường Bưởi, TP Hà Nội đã cung cấp tài liệu và hướng dẫn em về mặt kĩ thuật. Cảm ơn các tác giả, các Admin trang web có tư liệu mà em đã sử dụng trong đề tài này. Thành thật cảm ơn !