CUỘC ĐỜI 1 Nợ đền ơn trả

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 80 - 85)

1. Nợ đền ơn trả

Sau khi lấy lại lại được Phú Xuân vào cuối năm 1801, Gia Long tuyên bố: “Trẫm vì chín đời chúa mà trả thù” rồi cho quật lăng mộ vua Quang Trung ở cung điện Đan Dương (phủ cũ Dương Xuân). Lại đem vua tôi nhà Tây Sơn về làm lễ Hiến Phù ở Thế Miếu và lập pháp trường để tận pháp trừng trị. Đối với dân, ông miễn một cụm thuế, thăng thưởng tướng sĩ, phong chức, phong tước và cấp tự điền cho con cháu Lê, Trịnh. Binh lính già yếu được ông trao giải ngũ về lại quê hương. Xây dựng lại toàn bộ.

Lăng mộ các chúa (kể cả thân sinh ông) đã bị nhà Tây Sơn quật phá năm 1790, đưa hài cốt những ngườ than đã vì nước bỏ mình ở Đồng Nai, Gia Định về an táng ở Huế.

2. Xây dựng vương triều

Lúc mới về Phú Xuân, vua Gia Long và triêu đình đóng trên gò Dương Xuân (khu vực Kịch Đợi,trước ga Huế ngày nay ).Năm 1804,nhà vua sai Nguyễn Văn Yến với sự giúp đỡ của các chuyên gia phương Tây phá hết thành quách cũ có từ thời Võ Vương (1739) xây dựng kinh thành Huế. Lúc đầu thành đắp bằng đất. Dựng điện Cần Chánh để thiết thường triều và điện Thái Hòa để thiết đại triều.

Bộ máy nhà nước ở Trung ương tổ chức theo mô hình đã có từ triều Lê, gồm có 6 bộ: Lại (coi việc tuyển bổ quan lại); Hộ (lo tài chính,thuế khóa); Lễ (lo việc triều hạ , khánh lễ,học hành); Binh (quốc phòng); Hình (coi việc pháp luật); Công (bộ xây dựng).

Lãnh thổ Việt Nam chia làm 23 trấn và 4 doanh. Từ Ninh Bình trở ra là Bắc Thành(gồm 11 trấn). Từ Bình Thuận trở vào là Gia Định thành (5 trấn). Miền Trung 7 trấn và 4 doanh (thuộc Kinh kỳ).

Để việc liên lạc giữa triều đình với các địa phương được nhanh chóng, vua Gia Long cho bắc cầu, làm đường cái quan (cũng gọi là đường thiên lý). Cứ 4.000 trượng(#17,40 km) dựng 1 nhà trạm để bộ hành đi lại nghỉ ngơi. Từ Ải Nam Quan vào đến Bình Thuận có đến 98 trạm. Từ Bình Thuận vào đến mũi Cà Mau chỉ dung đường thủy chứ ko lập trạm.

3. Lập lại trật tự xã hội

Trước khi nhà nước thống nhất, nhân dân hai Miền Nam Bắc đã trải qua nhiều thập kỉ chiến tranh, nền tảng đạo đức lung lay, trật tự xã hội đảo lộn. Sau khi lên ngôi, để chỉnh đốn nhân tâm, gây lại giềng mối trật tự, vua Gia Long đã thực hiện một số biện pháp cương quyết:

-Không lập chức tể tướng (để tránh chuyên quyền), không sắc phong hoàng hậu (để tránh sự khuynh loát của quốc thích như nhà Lý, nhà Trần);

-Nghiêm dụ quan lại không được vin vào việc Thần, Phật mà bày ra rượu chè ăn uống; -Nguyễn Văn Thành (1811) lấy luật cũ đời Hồng Đức tham chước thêm luật nhà Thanh làm thành bộ Quốc Hình Triều Luật (thường được gọi là Luật Gia Long) gồm 22 quyển, 398 điều.

4. Xây dựng kinh tế và quốc phòng

Vua Gia Long luôn gắn kinh tế với quốc phòng.Miền Nam là vựa lúa cho cả nước, ông tiếp tục sự nghiệp của các chúa Nguyễn đẩy mạnh việc khai hoang. Ông cho đào kênh thoát nước Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế. Kênh Vĩnh Tế là công trình thế kỉ vừa phục vụ việc quốc phòng. Vua Gia Long cũng rất chú ý đến việc trị thủy ở Miền Bắc. Năm 1804, sau khi ra Bắc nhận thụ phong về, nhà vua cho sửa sang đắp mới nhiều đoạn đê. Thời Gia Long khối lượng đê, kè, cống được thực hiện nhiều nhất so với các triều trước.

Để quản lí ruộng đất, vua Gia Long dụ cho các địa phương trên toàn quốc phải làm địa bạ (sổ ruộng) ghi rõ từng loại ruộng đất diện tích, vị trí, công tư… chép thành ba bản, bộ Hộ, các trấn doanh và các xã mỗi nơi giữ một bản. Cứ 5 năm làm lại địa bạ một lần. Cho đến nay vẫn còn lưu giữ được tương đối đầy đủ địa bạ đời Gia Long.

Binh lính chia làm ba phiên, một phiên làm nhiệm vụ, hai phiên về quê sản xuất và luân lưu thay đổi cho nhau. Ở kinh thành có thân binh,cấm binhtinh binh. Nước Việt Nam có nhiều cửa khẩu cần phải giư gìn, nhà vua cho lấy người ở gần biển Quảng Đức (Thừa Thiên) và Quảng Nam lập thành 6 vệ thủy quân đóng tại kinh thành. Các cửa cứu tàu cua Tây dương đóng nhiều thuyền lớn ngoài bọc đồng để đi lại tuần phong ngoài mặt biển.Lực lượng quốc phòng của Việt Nam dưới thời Gia Long khá mạnh so với các nước Đông Nam Á thời bấy giờ.

5. Quốc hiệu Việt Nam

Muốn thực hiện tốt việc đối nội, vua Gia Long tiếp tục giao hảo với Trung Quốc như các triều đại trước.Thực tế lúc ấy chứng tỏ rằng:nhà Thanh bị Tây Sơn đánh bại, nhà Nguyễn chiến thắng nhà Tây Sơn tức là nhà Nguyễn mạnh hơn nhà Thanh.Sau khi thống nhất, vua Gia Long sai Lê Quang Định sang Tàu xin cầu phong và xin đổi quốc hiệu là Nam Việt (ghép 2 chữ trong tên cũ An Nam và Việt Thường). Nhưng Thanh Triều sợ nhầm với đất Nam Việt đời nhà Triệu (gồm cả Lưỡng Quảng) nên đổi chữ Việt ra chữ Nam.Quốc hiệu Việt Nam ra đời từ ấy (1804). Liền đó, Thanh Triều sai phái đoàn Tề Bố Sâm (án sát sứ Quảng Tây) sang tuyên phong cho vua Gia Long.

6. Giao thiệp với chân lạp và Xiêm La

Dưới thời Lê,nước Chân Lạp luôn được các chúa Ngauyễn bảo hộ. Vua Gia Long thừa kế sự nghiệp ấy,mỗi khi Chân Lạp cầu cứu luôn được Việt Nam đáp ứng. Thời Gia Long, Lê Văn Duyệt đã giúp vua Chân Lạp Nặc Ông Chân xây thành NamVang (Phnom – Penh) và thành La-Lêm. Nước Xiêm La từng cho vua Gia Long tá túc trong lúc hoạn nạn, đã từng đem lại quân giúp Nguyễn Vương trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút, nhưng đòng thời nước Xiêm La cũng hay tranh chấp quyền bảo hộ Chân Lạp với Việt Nam nên nhiều lần vua Gia Long phải gửi thư cảnh cáo, Xiêm La mới để cho Chân Lạp được bình yên.

7. Cảnh giác với người phương Tây

Sức người và phương tiện của phương Tây là 1 phần sức mạnh đã giúp vua Gia Long (lúc là Nguyễn vương) chiến thắng quân đội Tây Sơn hùng mạnh. Giành được thắng lợi rồi, nhà vua lại rất e ngại sức mạnh ấy. Mỗi sĩ quan có công (như Chaigneau,Vannier…) đều được cấp cho 50 lính để phục dịch. Những người này được miễn lạy khi vào chầu nhưng phải mặc đúng phẩm phục Việt Nam. Ai chưa vợ nhà vua cho phép cưới phụ nữ Việt Nam (J.B. Chaigneau lấy tên là Nguyễn Văn Thắng, Vainier là Nguyễn Văn Chấn …

Vua Gia Long có biệt nhãn đối với nước Pháp. Trong thời kì gian truân, ông đã nhờ giám mục Bá-đa-lộc đem Hoàng tứ Cảnh sang cầu viện Pháp. Tuy việc không thành nhưng qua chuyến đi ấy, một số người Pháp đã theo Bá-đa-lộc sang giúp, góp phần đưa kháng chiến đến thành công. Tháng 6 năm Đinh Sửu (1817), tàu binh Cybèle của Pháp cập cảng Đà Nẵng nói rằng Pháp hoàng Louis XVIII sai sang thi hành những điều ước của ông Bá- đa-lộc kí năm 1787 về việc nhường cảng Đà Nẵng và đảo Côn Lôn cho người Pháp.Vua Gia Long nghe thế thấy rất bất bình. Ông sai quan trả lời cho trưởng tàu Cybèle một cách cương quyết rằng: những điều ước ấy nước Pháp đã không thi hành thì nay bỏ không nói đến nữa.

Đối với các nước phương Tây khác, vua Gia Long không mấy nhiệt tình. Khi hay tin Việt Nam vừa có vua mới, năm 1803 nước Hồng Mao (Anh Quốc) sai sứ thần là Robert đem phương vật dâng tặng và xin mở cửa hàng buôn bán ở Trà Sơn. Lễ vật vua Gia Long cũng không nhận và cũng không cho mở cửa hàng. Về sau, sứ của Hồng Mao đến nhiều lần nữa cũng đều bị từ chối. Có người cho rằng chỉ vì cảnh giác các nước phương Tây, và với riêng nước Pháp mà Gia Long đã không làm theo truyền thống là đưa cháu đích tôn của mình là con trai của Hoàng tử Cảnh lên làm Hoàng Thái Tử mà chọn con thứ là Hoàng Tử Đảm. Vì Hoàng Tử Đảm lớn tuổi, đào tạo theo Nho học và không có mối liên hệ ân nghĩa nào với người phương Tây.

8. Chấn hưng văn hóa

Quan lại buổi đầu triều Gia Long phần lớn là các võ tướng dày công trận mạc. Nhưng việc trị nước thì phải có võ có văn. Để đào tạo lớp người mới này, vua Gia Long đã chú trọng việc học hành. Ông cho dựng Văn Thánh ở làng An Ninh nằm về phía Tây Kinh thành và ở các doanh trấn để thờ Khổng Tử. Lập Quốc Tử Giám ở Kinh đô để dạy con các quan và sĩ tử ưu tú trong nước. Năm 1807 mở khoa thi Hương đầu tiên của triều Nguyễn (khoa Đinh Mão) dành cho các địa phương phía Bắc. Vua Gia Long rất tự hào mình là người đầu tiên thống nhất đất nước. Ông sai Lê Quang Định kê cứu tài liệu từ Lạng Sơn xuống đến Hà Tiên xem xét sông núi, đường sá xa gần, cầu quán, chợ búa phong tục, thổ sản viết nên Nhất Thống Địa Dư Chí (gồm 10 quyển).

ĐỂ TÀI: VUA MINH MẠNG

Người thực hiện: An Như Quỳnh

Lớp: A3 k18 I. TIỂU SỬ

Minh Mạng hay còn gọi là Minh Mệnh tên khai sinh là Nguyễn Phúc Đảm (Nguyễn Phúc Kiểu) sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25/5/1791) là con trai thứ 4 của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao hoàng hậu Trần Thị Đang, cũng là vị vua anh minh nhất của vương triều Nguyễn.

Vua Minh Mạng lên ngôi vào tháng Giêng năm Canh Thìn (1820), làm vua được 21 năm (1820-1840). Trong thời gian ở ngôi, nhà vua đã có nhiều cải cách quan trọng về tất cả các mặt trong đời sống, kinh tế, văn hóa, giáo duc,chính trị. Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Các sách đều khen ông là một nhà vua văn võ kiêm toàn.

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 80 - 85)