TÀI: MẠC ĐĂNG DUNG

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 49 - 51)

IV. CÁC TRẬN ĐÁNH CHÍNH

TÀI: MẠC ĐĂNG DUNG

Người thực hiện: Vũ Thị Nhuần Lớp: A3K18

I. TIỂU SỬ

Mạc Thái Tổ (1483 ? - 22/8 âm lịch năm 1541), người sáng

lập ra nhà Mạc, kéo dài từ năm 1527 đến năm 1592, trong giai đoạn lịch sử của Việt Nam mà người ta gọi là thời kỳ Lê-Mạc phân tranh hay thời kỳ Nam-Bắc triều của Đại Việt.

Nhà Mạc do ông dựng lên không những chỉ phải lo khôi phục sơn hà xã tắc đã suy kiệt từ cuối thời kỳ Lê sơ mà còn phải chống chọi lại với phản ứng rất mãnh liệt của phần lớn các cựu thần nhà Hậu Lê với tư tưởng trung quân của Nho giáo, chẳng

hạn Cương mục có viết Đăng Dung sợ lòng người tưởng nhớ nhà Lê cũ, sinh ra biến cố, nên phàm việc đều noi theo chế độ triều Lê, do vậy các sửa đổi của ông về mọi quy chế trong nước là không nhiều

Ông tên thật là Mạc Đăng Dung sinh giờ ngọ, ngày 23 tháng 11 năm Quý Mão (1483). Ông là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay là huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng).

Cho đến nay trong sử sách và giới nghiên cứu tồn tại 3 ý kiến khác nhau về nguồn gốc của Mạc Đăng Dung:

Mạc Đăng Dung là cháu 7 đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần. Theo Toàn thư và Đại Việt thông sử, Mạc Đăng Dung là người xã Cao Đôi (Đông Cao theo Cương mục), huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương), tổ tiên ông là Mạc Đĩnh Chi, trạng nguyên triều Trần. Đĩnh Chi sinh ra Cao (Dao theo Cương mục), Cao sinh ra Thúy (Túy theo Cương mục), Thúy sinh ra Tung, dời sang ở xã Lan Khê, huyện Thanh Hà, Hải Dương rồi sinh ra Bình, Bình lại dời sang xã Cổ Trai, huyện Nghi Dương rồi trú tại đó. Bình sinh ra Hịch, Mạc Hịch lấy con gái Đặng Xuân là Đặng Thị Hiếu người cùng làng Cổ Trai sinh được ba con trai, con trưởng là Đăng Dung, con thứ là Đăng Đốc (Đốc Tín), con út là Đăng Quyết.

Mạc Đăng Dung là cháu 7 đời của Mạc Đĩnh Chi mà Mạc Đĩnh Chi lại là cháu 5 đời của trạng nguyên Mạc Hiển Tích thời Lý Nhân Tông (1086), tức là Mạc Đăng Dung là cháu 11 đời của Mạc Hiển Tích. Người theo quan điểm này là Vũ Phương Đề trong Công dư tiệp ký. Sau đó Đặng Đình Lang cũng theo thuyết này và bổ sung thêm rằng gốc gác họ Mạc từ Cơ Chất Khiết - hậu huệ nhà Chu bên Trung Quốc. Sau khi nhà Chu mất, Cơ Chất Khiết làm quan cho nhà Hán, được ban họ Mạc và phong ở Trịnh ấp. Sau này con cháu di cư xuống phía nam rồi tới Đại Việt.

Mạc Đăng Dung là dòng dõi người tộc Đãn ở ven biển từ Phúc Kiến (Trung Quốc) trở xuống, đã Việt hóa ở phương Nam. Đây là quan điểm của Trần Quốc Vượng cho rằng: gia phả thực của họ Mạc còn chôn trong mộ và họ Mạc là người Đãn man.

Trong 3 luồng ý kiến trên, luồng ý kiến thứ nhất được đông đảo các nhà nghiên cứu chấp nhận vì khoảng cách thế thứ từ Mạc Đĩnh Chi tới Mạc Đăng Dung là hợp lý (7 đời trong 200 năm). Thuyết thứ hai được đánh giá là không hợp lý khi nối kết Mạc Đĩnh Chi và Mạc Hiển Tích: các nhà nghiên cứu cho rằng khoảng cách 5 đời trong 220 năm là không hợp lý về thế thứ. Giả thuyết của Đặng Đình Lang đưa ra năm 1959 được xem là đi quá xa và không rõ căn cứ vào đâu. Riêng giáo sư Trần Quốc Vượng phản bác cả 2 ý kiến trên mà cho rằng: Mạc Đăng Dung nhận mình là con cháu Mạc Đĩnh Chi chỉ là "thấy người sang bắt quàng làm họ".

Vì vậy nếu theo ý kiến thứ nhất thì nguồn gốc của Mạc Đăng Dung được tóm tắt: Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai,huyện Nghi Dương, tỉnh Hải Dương. Cụ tổ bảy đời là Mạc Đĩnh Chi-một người nổi tiếng về văn chương đã thi đạu Trạng Nguyên dười thời Trần-làm quan

đến chức nhập nội hành khiển,Thượng thư môn hạ tả bộc xạ. Ông đã từng đi xứ sang Trung Quốc,đối đáp rất thông minh nhà Nguyên phải nể phục.Đĩnh Chi sinh ra Cao(hay còn gọi là Dao)làm quan tư hình viện đại phu.Cao sinh bốn người con trai là: Địch, Thoan, Thúy, Viễn người nào cũng có tài năng và sức khỏe. Cuối đời nhà Hồ vì bất đắc chí họ đem con em đến hang giặc Minh rồi đến Hịch thì không có ai hiển đạt. Hịch lấy con gái Đặng Xuân người cùng làng,tên là Đặng Thị Hiến,sinh được 3 con trai:Mạc Đăng Dung là trưởng,rồi đến Đốc và Quyết. Mạc Đăng Dung sinh giờ Ngọ ngày Nhâm Tí tháng 11 năm Qúy Mão. Thời trẻ Mạc Đăng Dung có sức khỏe lại khôi ngô. Ông là một thanh niên nghèo, sống bằng nghề đánh cá..

ẢNH: Mạc Đăng Dung hồi trẻ

II. CUỘC ĐỜI

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 49 - 51)