Người học trò xuất sắc của Chu Văn An

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 65)

III. QUAN ĐIỂM SỐNG CỦA CHU VĂN AN

1. Người học trò xuất sắc của Chu Văn An

Ông là một trong những học trò xuất sắc của Chu Văn An, đỗ Thái học sinh (Tiến sỹ) và ra làm quan vào năm 1323, dưới thời vua Trần Minh Tông. Năm 1345, ông được cử làm Chánh sứ sang thương thảo với nhà Nguyên; sau khi trở về, ông được giao giữ chức Chưởng bạ thư khiêm khu mật tham chính, và 12 năm sau ông được thăng đến chức Nhập nội hành khiển tri khu mật viện sự, rồi thăng lên chức Nhập nội nạp ngôn. Vào những năm 60 của thế kỉ 14, ông được cử trông coi việc phòng thủ biên cương.

Phạm Sư Mạnh là bạn thân của Lê Quát, cả hai đều nổi tiếng về văn học cũng như đạo đức cuối đời Trần. Đã nhiều lần ông cũng Lê Quát muốn sửa đổi một số chế độ nhà Trần, song không được nghe theo. Phạm Sư Mạnh là một trí thức Nho giáo, sống có hoài bão, mang nặng ưu tư trước bao biến thiên của thời cuộc. Ông có nhiều trăn trở trước sự suy thoái của đạo Thánh hiền ở cuối đời Trần. Người ta thường nói đến thái độ bài Phật của Lê Quát, và đôi khi còn gán ghép cho ông, nhưng đọc lại bài văn bia của Lê Quát viết về chùa Thiệu Phúc (Bắc Giang), và bài văn bia do ông viết ở chùa Sùng Hưng (núi Văn Lỗi), chúng ta chẳng tìm thấy có điểm nào được gọi là “bài Phật”, mà nói như Gs Nguyễn Huệ Chi, bài văn bia của Lê Quát “thực chất chỉ là một lời tự thú về cái bất lực của một tín đồ nhà Nho trước cảnh hiu quạnh của môn phái mình” mà thôi.

Tuy là một nhà Nho nặng lòng trắc ẩn với đạo Thánh hiền, nhưng Phạm Sư Mạnh lại là người có những chiêm nghiệm rất thâm trầm về triết lý nhà Phật. Qua những tác phẩm thơ văn ông để lại, đặc biệt là bài thơ đề vịnh chùa Báo Thiên và bài văn bia chùa Sùng Hưng, chúng ta thấy rằng, Phạm Sư Mạnh là người có ý thức rất rõ trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống và nguồn mạch tâm linh của dân tộc. Theo ông, ngôi chùa không chỉ là nơi quy hướng tâm linh của người dân mà còn là điểm hội tụ của hồn thiêng sông núi, là giềng mối muôn đời hộ trì cho sự an nguy của nước nhà. Nếu không có được một tâm thức như vậy thì trong bài bi minh chùa Sùng Hưng, núi Vân Lỗi, ông cũng không thể viết được rằng: Kề non Vân Lỗi, Am cỏ bên sông,

Người đứng xây dựng, Giới tuệ viên thông, Kẻ sống người chết, Nghìn năm phúc chung, Chúng sinh cứu vớt, Từ bi rủ lòng, Bến mê dẫn đặt, Muôn loài qua sông, Mọi người hớn hở, Khắp chốn ngóng trông, Đạo huyền sâu lắng, Bờ bến khôn cùng…”.

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 65)