Cứ điểm Ba Đình

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 70 - 71)

III. QUAN ĐIỂM SỐNG CỦA CHU VĂN AN

2. Cứ điểm Ba Đình

Căn cứ Ba Đình được xây dựng trên ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mĩ Khê. Bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, cắm đầy chông tre. Ở trong là một lớp thành đất cao 3m, chân rộng từ 8- 10m. trên mặt thành có các sọt tre đựng bùn trộn rơm xếp vững chắc, có các khe hở dùng làm lỗ châu mai. Phía trong thành có hê thống hào rộng dùng để vận chuyển lương thực và vận động khi chiến đấu. Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các hầm đều được xây dựng theo hình chữ chi nhằm hạn chế thương vong.

Mặc dù là người chủ trương xây dựng nhưng Tràn Xuân Soạn lại không phải là người đứng đầu căn cứ Ba Đình. Ông chỉ trấn giữ căn cứ Quảng Hóa, cùng với các căn cứ khác hỗ trợ cho căn cứ Ba Đình.

Trong năm 1886, nghĩa quân Ba Đình đã tiến đánh nhiều trận, gây ra thiệt hại không nhỏ cho Pháp. Vì vậy chúng quyết tâm phải tiêu diệt bằng mọi giá. Từ 18-12-1886 đến 20- 1-1887, đại tá Brissaud thống lĩnh hơn 3500 quân vây hãm Ba Đình. Qua nhiều lần tiến đánh không thành công, cuối cùng chúng đã phải dùng biện pháp vừa phun dầu đốt lũy tre vừa nã đại bác vào trong căn cứ. Biết không thể chống cự nổi, nghĩa quân đã phải mở một con đường máu lên căn cứ Mã Cao. Nhưng chưa kịp củng cố lực lượng thì đã bị quân Pháp đuổi theo tiến đánh. Ba đình và Mã Cao nối nhau thất thủ, Phạm Bành và một số tướng khác hi sinh, Đinh Công Tráng không lâu sau cũng bị bắt, Trần Xuân Soạn cùng Hà Văn Mao rút về Điềm Lư, châu Quan Hóa (nay là huyện Bá Thước) định dựa vào núi rừng hiểm trở để xây dựng lại lực lượng. Thấy Trần Xuân Soạn cứng cỏi quá, Pháp đã cho đào mồ, lấy cốt cha ông để giữa đường cốt dụ ông ra hang nhưng không thành công.

Ít lâu sau, ông sang Trung Quốc tìm gặp Tôn Thất Thuyết để bàn về việc viện trợ và xây dựng lại lực lượng nhưng cũng bị mắc kẹt luôn ở bên đó, ông đành sống lưu vong ở Trung Quốc, bên cạnh Tôn Thất Thuyết rồi mất tại Triều Châu ngày 17-12-1923.

Trong suốt quãng thời gian lưu vong, ông đã sáng tác bài thơ “ thuật hoài” để bày tỏ nỗi long của mình:

Dời nhà xa nước trót sai kỳ Nam Bắc bao phen cây cỏ ghi Đổi họ dám đâu rằng dối trá Náu mình để tránh hiềm nghi

Vợ hiền chớ trách chồng đen bạc Con nhỏ đừng chê bố lỗi nghì Trút sạch nhớ thương dòng biển cả Trước sau lưu lạc một tâm tư.

III. KẾT LUẬN

Có thể nói Trần Xuân Soạn là một người hết lòng vì dân vì nước suốt đời phục vụ cho sự nghiệp đánh đuổi giặc Pháp để cứu nước cứu dân. Nhưng thật đáng tiếc thay, ông cũng như phần lớn các sĩ phu yêu nước thời bấy giờ lại chưa tìm được con đường cứu nước thật sự đúng đắn: chỉ biết dựa vào thế lực của nhà Mãn Thanh - một vương triều phong kiến cung đang trên đà sụp đổ, nên chẳng những không hoàn thành được lí tưởng mà bản than cũng không thể trở về quê hương, phải mãi mái nằm lại nơi đất khách quê người.

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 70 - 71)