CUỘC ĐỜI TRỊ NƯỚC

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 85 - 88)

Về nội trị ngài bỏ hầu hết các dinh, trấn chia nước ta thành 31 tỉnh. Ông cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Minh Mạng còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ.

Là người tinh thông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến việc học tập và củng cố thi cử, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Nhà vua cho lập Quốc Tử Giám ở huế đào tạo cho con em của vua

quan và con em nhân dân học giỏi. Bên cạnh đó ngài khuyến khích các quan tìm kiếm, biên soạn các loại sách hay và quý.

Về văn hóa, nhà vua thống nhất mọi qui củ nề nếp từ đo lường đến trang phục. Ngài tiếp tực cho tu sửa kinh thành Huế đồng thời xây dựng công trình kiến trúc quan trọng nhất thời bấy giờ là cửa Ngọ Môn.

Vua Minh Mạng tích cực cho khai khẩn đất đai xây dựng hệ thống đê điều vững chắc giúp việc sản xuất được ổn định đồng thời có sự chuẩn bị tích trữ lương thực khi gặp thiên tai. Dưới triều Minh Mạng có nhiều cuộc nổi dậy diễn ra: Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân,… ở miền Bắc và Lê Văn Khôi ở miền Nam. Triều đình đã phải đối phó vất vả với những cuộc nổi dậy ấy.

Ngoài việc trừ nội loạn, Minh Mạng còn chủ trương mở mang thế lực ra nước ngoài. Ông đổi tên Việt Nam thành Đại Nam, và muốn cho đất nước trở thành một đế quốc hùng mạnh. Nhà vua lập các phủ Trấn Ninh, Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế Ai Lao; và thực sự kiểm soát Chân Lạp, đổi Nam Vang (Phnôm Pênh ngày nay) thành Trấn Tây thành; kết quả là Đại Nam có lãnh thổ rộng hơn cả. Quan lại Đại Nam đã được cử sang các vùng đó làm quan cai trị, và đã gây nhiều bất bình với dân chúng ở đó khiến cho tình hình rối loạn cứ liên tiếp xảy ra. Do không có thiện cảm với phương Tây, Minh Mạng đã khước từ mọi tiếp xúc với họ. Ngoài ra vì không thích đạo thiên chúa nên ngài không cho người ngoại quốc vào giảng đạo trong nước.ngài còn ra dụ (sắc lệnh) nói rằng: “đạo phương tây là tả đạo, làm mê hoặc lòng người và hủy hoại phong tục, cho nên phải nghiên cấm để khiến người ta phải theo chính đạo”. Ngược lại, đối với Thanh triều nhà vua cực kỳ nể trọng.

Minh Mạng là một người yêu văn chương. Ngài có đến 3500 bài thơ hay được tuyển chọn vào 13 tập thơ lớn. Các con của vua cũng là những người đam mê văn chương như cha trong đó hai thi sĩ Miên Thẩm và Miên Trinh thơ hay nức tiếng. Nhà vua cũng cho thành lập hội thơ ở Tùng Thiện vương Miên Thẩm. Ra vào nơi đây hang ngày có gần năm chục khách thơ. Có những thi sĩ đại tài như Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu…

Minh Mạng là vị vua may mắn nhất trong chuyện phòng the. Ngài có tới 142 người con, các quý phi thì ngài còn không nhớ hết được. Tương truyền rằng bí quyết sức khỏe của ngài là một loại rượi có tên Minh Mạng thang. Nghe nói có tới 26 loại dược thảo đã được các quan thái y lựa chọn cho vào rượu bổ.

Tháng 12 năm Canh Tý, 1840, nhà vua ốm nặng rồi qua đời. Năm ấy ngài mới 50 tuổi.

III. KẾT LUẬN

Ngoài phần trình bày về tiểu sử con người và các chính sách cải cách của nhà vua,chúng tôi cũng dẫn ra một số câu chuyện kể về vua Minh Mạng và các nhận xét đánh giá của các sử gia về ông. Mong rằng với nguồn tư liệu tuy chưa hoàn chỉnh này các bạn cũng đã có thêm những hiểu biết nhất định về vua Minh Mạng.

Xin chân thành cảm ơn các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của tôi hôm nay.

ĐỀ TÀI: VUA TỰ ĐỨC

Người thực hiện: Nguyễn Ngân Quỳnh

Lớp: A3K18 I. TIỂU SỬ

Ông có tên là Nguyễn Hồng Nhậm, sinh nǎm 1829, là con thứ hai của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng (bà Từ Dũ). Con thứ hai mà được nối ngôi, vì anh của ông là Hồng Bảo, tuy đã lớn song lại là con vợ thứ của vua cha. Vả chǎng, Thiệu Trị nhận định Hồng Bảo là người ít học, ham chơi nên không thể làm được việc lớn. Ngay hôm đǎng quang, lấy niên hiệu là Tự Đức, chàng trai trẻ Hồng Nhậm đã phải chứng kiến cảnh tượng bi đát: Hồng Bảo uất ức ngất đi ở giữa triều đường. Sau đó thì phái Hồng Bảo tung nhiều tin tức nói xấu Tự Đức. Người ta ngờ Tự Đức không phải là con vua Thiệu Trị, mà chính là con của Trương Đǎng Quế. Bà vợ ông này chơi thân với bà Phạm Thị Hằng, đã tìm cách đánh

tráo đôi trẻ sơ sinh, để đưa con họ Trương vào thế chỗ, giành lấy ngai vàng. Thực hư không rõ thế nào, nhưng đã gây dư luận không hay cho Tự Đức.

Nguyễn Hồng Nhậm là một thanh niên ham học. Ông đọc sách nhiều, hiểu biết rộng và cũng rất thích sáng tác. Ông làm nhiều thơ chứ Hán: có bộ Việt sử tổng vịnh, vịnh hàng trǎm nhân vật trong lịch sử Việt Nam, cũng có một số bài xuất sắc. Ông làm cả thơ nôm, có những tập như Luận Ngữ diễn ca, Thập điều diễn ca, lời lẽ bình thường, trình độ nghệ thuật không cao lắm. Song do sự chuyên tâm ham thích và khối lượng sáng tác dồi dào này, mà người ta thường cho ông là một nhà thơ, một ông vua "vǎn học". Có rất nhiều giai thoại chung quanh ông, nhất là những chuyện ông giao thiệp với các nhà vǎn, các học giả đương thời. Ông rất thích lịch sử, đã chỉ đạo cho Quốc sử quán soạn bộ sử lớn Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, trong đó tự ông ghi nhiều lời bình luận. Ông rất yêu nghệ thuật, đã tập trung về kinh đô Huế nhiều người soạn kịch bản tuồng, và cho soạn những vở tuồng lớn như vở Vạn bửu trình tường, Quần phương hiến thụy (diễn đến hàng trǎm đêm mới xong).

Về đời tư, Tự Đức là người con có hiếu được người đời ca ngợi là ông vua hiếu. Dù làm vua, ông luôn luôn kính cẩn, vâng lời mẹ dạy. Ông ghi chép các lời rǎn của mẹ vào một cuốn sách đặt tên là cuốn Từ huấn lục, thậm chí khi thấy mình phạm tội, ông còn nằm ra, đặt roi trên chiếc mâm son để chờ bà Từ Dũ trừng phạt. Bà Từ Dũ, là một bà mẹ nghiêm túc, thông hiểu sách vở, đã giúp cho Tự Dức tư dưỡng và giữ gìn phẩm chất. Nhà vua rất chǎm chỉ, xem xét mọi việc triều chính không hề trễ nải. Ông được các quan kính nể và tâm phục. Ông là ông vua trị vì lâu nhất trong số các vua nhà Nguyễn, ở ngai vàng 36 nǎm. Song ông có nỗi buồn riêng, là mặc dầu có nhiều cung tần, mỹ nữ mà không sinh được người con nào, phải nhận ba đứa cháu làm con nuôi. Đó là các cậu Nguyễn Ưng Ái (sau này là vua Dục Đức), Nguyễn Ưng Đǎng (sau này là vua Kiến Phúc) và Nguyễn Ưng Đường (sau này là vua Đồng Khánh).

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 85 - 88)