HUYỀN TRÂN VỚI THI CA NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 26 - 28)

Câu chuyện về Huyền Trân đã trở thành một đề tài trong thi ca, nghệ thuật.Trong dân gian, có lẽ vì thời đó người Việt coi người Chăm là dân tộc thấp kém nên đã có câu:

Tiếc thay cây quế giữa rừng

Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo

Âm nhạc

Trường ca Con đường Cái Quan của Phạm Duy

Tiễn biệt Huyền Trân của Phạm Duy phổ thơ Đào Tiến Luyện

Huyền Trân Công chúa của nhạc sĩ Nguyễn Hiền

Nhớ của nhạc sĩ Châu Kỳ

Tình sử Huyền Trân của Nam Lộc

Sương gió Chiêm Thanh - cổ nhạc

Thơ

Công chúa Huyền Trân của Hoàng Cao Khải

Tiễn biệt Huyền Trân của Đào Tiến Luyện

III. TƯỞNG NHỚ

Đền thờ Huyền Trân công chúa

Địa chỉ: thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Giữa chốn u tịch, bỗng ngẩn ngơ khi nghe tiếng chuông trầm ấm thong thả rơi vào không gian. Đó là tiếng chuông Hòa Bình cất lên từ đỉnh núi Ngũ Phong, nơi Trung tâm Văn hóa Huyền Trân tọa lạc.

Những thế kỷ trước đây, nhân dân Huế đã lập đền thờ HuyềnTrân Công Chúa tại một điểm phía Nam thành phố Huế, nhưng do chiến tranh và những biến thiên của lịch sử nên đến nay không còn nữa. Nhân kỷ niệm 700 năm Thuận Hoá - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế (1306 - 2006); được sự đồng ý của UBND Tỉnh, Công ty Du lịch Hương Giang đã góp phần xây dựng Trung tâm Văn hoá Huyền Trân. Đây là một công trình văn hoá du lịch mang ý nghĩa lịch sử và tâm linh, được bắt nguồn từ tình cảm và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc ta- một dân tộc

luôn biết ơn và tôn vinh những người có công với đất nước mà một trong những người có công đầu là Huyền Trân Công Chúa, người con gái yêu thương và xinh đẹp của Đức thượng hoàng Đại Việt Trần Nhân Tông đã hy sinh tình yêu và hạnh phúc của riêng mình mà ra đi vì sự nghiệp lớn để đem về cho Đại Việt một vùng đất thiêng Châu Ô, Châu Lý vuông ngàn dặm ... là phần đất từ Nam sông Hiếu - Đông Hà - Quảng Trị ngày nay đến Bắc sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam bây giờ.

Trung tâm Văn hoá Huyền Trân nằm về phía Đông Nam thành phố Huế cách đàn Nam Giao chừng 3 cây số, dưới chân dãy núi Ngũ Phong bạt ngàn thông xanh, trên một không gian rộng hơn 28 héc ta, rất thuận tiện cho việc đi lại của du khách trên các loại phương tiện đường bộ (từ đàn Nam Giao đi vào hoặc Lăng Khải Định đi qua). Trong trung tâm này có ngôi đền thờ Huyền Trân Công Chúa dưới chân núi Ngũ Phong và trên đỉnh núi ở độ cao 108 mét xây dựng tháp chuông Hoà Bình và treo một quả chuông đồng nguyên chất nặng 1,6 tấn, cao 2,16 mét, tiếng chuông ngân vang lan toả trong cõi thinh không tĩnh lặng để cầu nguyện Thế giới Hoà bình - Nhân loại Hạnh phúc, sau một thời gian thi công công trình đã được khánh thành vào ngày 26/3/2007.

Ngoài ra, một số công trình đang được xây dựng tại Trung tâm Văn hoá Huyền Trân như: Đền thờ và thiền viện vua Trần Nhân Tông, nhà phong lan, vườn thư pháp ...., và một số nhà dành riêng cho việc sáng tác âm nhạc, mỹ thuật, văn học nghệ thuật; một thư viện để lưu giữ và nghiên cứu các tài liệu về vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Huyền Trân Công Chúa, Đoàn Nhữ Hài, Trương Hán Siêu..., cùng các nhân vật anh hùng khác dưới thời đại nhà Trần, Thiền phái Trúc Lâm qua các Triều đại, văn hoá Huế và lịch sử văn hoá kiến trúc Chămpa .

Từ nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có thêm một địa danh du lịch văn hoá tâm linh để khách thập phương đến thưởng ngoạn, chiêm bái và tri ân bao lớp người xưa từ châu thổ sông Hồng, sông Mã trên đường xuống phương Nam mở đất.

ĐỀ TÀI: TRẦN THỊ DUNG

Người thực hiện: Trần Trà Mi Lớp: A3K18

I. TIỂU SỬ

Trần Thị Dung (?-1259) là hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý, vợ vua Lý Huệ Tông, mẹ của nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam là Lý Chiêu Hoàng. Sau khi Lý Huệ Tông mất, bà trở thành vợ thái sư Trần Thủ Độ của nhà Trần. Bà sinh ra trong triều đại nhà Trần - là triều đại phong kiến trong

lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Thái Tông lên ngôi năm 1225 sau khi giành được chính quyền nhà Lý và chấm dứt khi vua Thiếu Đế, khi đó mới có 5 tuổi bị ép thoái vị năm 1400 để nhường ngôi cho ông ngoại là Hồ Quý Ly tức là Lê Quý Ly - tổng cộng là 175 năm.

Trần Thị Dung vốn có tên là Trần Thị Ngừ. Do họ Trần xuất thân chài lưới nên thường đặt tên theo các loài cá. Bà quê ở thôn Gia Lưu, Hải Ấp (nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)

Bà có cha là Trần Lý, có anh trai là Trần Tự Khánh, chồng của bà là vua Lý Huệ Tông sinh ra cô con gái thứ 2 là Chiêu Thánh (sau này là Lý Chiêu Hoàng)…Và đặc biệt đó là Trần Thủ Độ, người luôn bên cạnh bà….

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 26 - 28)