SỰ NGHIỆP 1 Phò tá nhà Lý

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 31 - 35)

1. Phò tá nhà Lý

a. Dẹp loạn Tam Vương

Theo sử sách ghi lại, ngày mùng 3 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028), sau khi vua Thái Tổ vừa mất, chưa làm lễ táng, các hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương đã đem quân đến vây thành để tranh ngôi của Thái tử. Lê Phụng Hiểu lúc ấy đang giữ chức võ vệ tướng quân cùng một số tướng khác như Lý Nhân Nghĩa, Dương Bình, Quách Thịnh... đưa quân ra ngăn chặn. Khi quân của Thái Tử và quân của các vương giáp trận, Lê Phụng Hiểu đã tuốt gươm chỉ vào Võ vương: "Bọn Vũ Đức Vương ngắp nghé ngôi báu, không coi vua nối vào đâu, trên quên ơn Tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vì thế thần là Phụng Hiểu xin đem thanh gươm này để dâng".

Dứt lời Phụng Hiểu vung gươm chém chết Võ Vương. Quân của ba hoàng tử vì thế mà loạn. Từ đó, vua Thánh Tông dẹp được phản nghịch và ngôi nhà Lý từ đó mới ổn định.

b. Nhậm chức Đô thống Thượng tướng quân

Sau khi làm lễ đăng quang, vua Lý Thánh Tông thăng luôn cho Lê Phụng Hiểu lên chức Đô thống Thượng tướng quân, tước hầu. Từ đó cho đến cuối đời, Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu một lòng phò tá nhà Lý, lập được nhiều công trạng lớn. Đánh đuổi Chiêm Thành (1044), giữ vững ổn định cho đất nước Đại Việt bên trong cũng như bên ngoài.

2. Giai thoại

a) Một mình địch lại cả một làng

Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lại câu chuyện về việc giành đất giữa 2 làng Cổ Bi và Đàm Xá. Làng Đàm Xá cậy đông người đã chém hẳn doi đất màu mỡ mà lẽ ra phải thuộc về làng Cổ Bi. Lê Phụng Hiểu lúc đó chưa làm quan, đứng ra giúp làng Cổ Bi. Dân làng Cổ Bi bày ra nhiều mâm cỗ to để thiết đãi. Ông đủng đỉnh ăn hết rồi ngủ một giấc no say.

Chờ đến khi dân làng Đàm Xá đến tranh đất, Phụng Hiểu tỉnh dậy rồi cứ đứng thế xông ra giữa đám trai tráng làng Đàm Xá mà đánh. Ông nhổ những cây bên đường làm vũ khí. Sức khỏe của ông

khiến cả làng Đàm Xá khiếp sợ. Từ đó, Đàm Xá không dám ỷ thế cậy đông mà chèn ép làng Cổ Bi nữa.

b) Lê Phụng Hiểu và sự tích thác đao điền

Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2 tờ 12b) có đoạn chép về ông như sau :

“Hai thôn Cổ Bi và Ðàm Xá tranh nhau địa giới, toan đánh nhau. Phụng Hiểu bảo người Cổ Bi rằng:

- Một mình tôi có thể đánh được bọn họ.

Các vị bô lão mừng lắm, bèn làm cơm rượu để thết đãi. Phụng Hiểu ăn một bữa mấy đấu gạo liền, uống cũng quá mức, rồi đến khiêu chiến với thôn Ðàm Xá. Phụng Hiểu cứ đứng thẳng lưng mà nhổ cây đánh tới tấp, nhiều người bị thương. Thôn Ðàm Xá sợ, phải trả lại ruộng cho thôn Cổ Bi”.

Nhờ danh tiếng ấy mà ông được Lý Thái Tổ dùng, cho làm tướng, thăng dần đến chức vũ vệ tướng quân. Năm Mậu Thìn (1028), vua Lý Thái Tổ mất, tam vương là Đông Chinh, Dực Thánh, Vũ Đức mưu giết Thái tử Phật Mã để giành ngôi. Lê Phụng Hiểu cùng các tướng như Dương Bình, Quách Thịnh và Lý Huyền Sư có công lớn trong việc dẹp loạn. Chính Lê Phụng Hiểu là người đã chém Vũ Đức Vương chết ngay trong cung thành. Cũng sách trên đã chép :

“Bọn Phụng Hiểu trở về, mặc áo trận đi vào báo tin thắng trận trước linh cữu Thái Tổ, rồi đến điện Càn Nguyên báo cho Thái tử biết. Thái tử úy lại rằng :

- Ta sở dĩ được gánh vác cơ nghiệp to lớn của tiên đế, toàn vẹn được thân thể do cha mẹ sinh ra, đều là nhờ sức của các khanh cả. Ta thường xem sử nhà Ðường thấy Uất Trì Kính Đức cứu nạn cho vua, tự nghĩ là bề tôi đời sau không ai sánh được. Ngày nay gặp biến mới biết Phụng Hiểu còn trung dũng hơn Kính Đức nhiều.

Phụng Hiểu lạy tạ hai lạy rồi nói :

- Đức của Điện hạ cảm động cả trời đất, kẻ nào manh tâm mưu đồ gì khác thì trời đất thần linh đều vì chức phận mà giết đi, bọn thần có công sức gì?”.

Khi Thái Tông lên ngôi, Lê Phụng Hiểu được phong chức đô thống thượng tướng quân, tước hầu. Sau, Lê Phụng Hiểu lại lập công lớn, danh tiếng vang khắp cả nước. Vua Lý Thái Tông định công ban thưởng, Lê Phụng Hiểu thưa rằng :

- Thần không muốn thưởng tước, chỉ xin cho về ở núi Băng Sơn, ném dao lớn đi xa, dao rơi đến chỗ nào trong đất công thì xin ban cho làm sản nghiệp. Vua nghe theo Phụng Hiểu lên núi, ném dao xa đến hơn mười dặm, rơi xuống thôn Đa Mi. Vua lấy số ruộng ấy ban cho, tha thóc thuế cho ruộng ném dao ấy. Vì vậy, người Châu Ái gọi ruộng thưởng công là ruộng ném dao”.

Mặc dù Lê Phụng Hiểu sinh ra ở đất Thanh Hóa, nhưng GS Vũ Khiêu vẫn xếp ông vào một trong những danh nhân đất Hà Nội. Một phần là do phong tục Hội thề đền Đồng Cổ - đến nay vẫn duy trì đều đặn, thiêng liêng, ở phường Bưởi, Hà Nội - với lời thề độc xuất phát từ lời thề của ông khi chém Võ Vương trong loạn tam vương. Ngày nay, ở Hà Nội, Thanh Hóa và nhiều đô thị khác đều có những con đường mang tên ông.

ĐỀ TÀI: NGUYỄN CẢNH CHÂN

Người thực hiện: Trịnh Thị Ngân Lớp: A3K18

Nguyễn Cảnh Chân là một vị tướng tài nhưng ông sống trong một thời đại rất loạn, làm quan dưới triều Trần, nhà Hồ và làm tham mưu cho vua Giản Định Đế chống quân Minh. Có lẽ trong thời loạn nên ghi chép về ông lại không nhiều, qua tài liệu tham khảo được em xin đưa ra những ý chính về cuộc đời của ông và những ý kiến đến nay vẫn chưa thống nhất.

I. TIỂU SỬ

Nguyễn Cảnh Chân(1355?- 1409) quê ở làng Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Đa số sử sách cho rằng Nguyễn Cảnh Chân sinh năm 1355 nhưng nhiều sách vẫn chưa thống nhất được năm sinh của ông. Ông thuộc dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An và đây là một dòng họ rất lớn nhưng trong gia phả của dòng họ này không có tên của ông. Thuỷ tổ của dòng họ là ông Nguyễn Cảnh Lữ, ông vốn quê ở Đông Triều nhưng do loạn lạc cuối triều Trần mà di chuyển vào đây hoàn toàn cùng thời với Nguyễn Cảnh Chân.

Không có tài liệu nào ghi chép về thân sinh của ông, cuộc đời thơ ấu cũng như những tính cách còn nhỏ của ông. Sau này Nguyễn Cảnh Chân còn có một người con tên là Nguyễn Cảnh Dị và sử sách cũng chỉ cung cấp như vậy. Có lẽ chúng ta biết nhiều đến ông từ khi ông ra làm quan cho nhà Trần.

II. CUỘC ĐỜI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuối thời nhà Trần, Nguyễn Cảnh Chân làm an phủ sứ lộ Hoá Châu, lúc đó chính quyền nhà Trần đã nằm trong tay Hồ Quý Ly. Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần lập ra nhà Hồ. Không lâu sau Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương lên ngôi thái thượng hoàng. Năm 1402, để củng cố phía Nam, Hồ Quý Ly cho lập ra bốn châu mới chiếm của Chiêm Thành: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa và đặt lộ Thăng Hoa để thống nhất cả bốn châu, cử Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa. Nguyễn Cảnh Chân đã dâng thư nói xin theo việc cũ của nhà Hán, nhà Đường, mộ người nộp thóc, chứa vào kho ở biên giới hoặc cho tước phẩm hoặc cho tha tội theo thứ bậc khác nhau. Nhưng Hồ Quý Ly không đồng ý. Sau khi mới chiếm đất Chiêm Thành lòng dân vẫn chưa phục dễ gây bạo động nếu như ban tước phẩm hoặc cho tha tội thì sẽ vỗ về yên lòng dân còn nếu có xảy ra bạo động thì đã có lương thực ở biên giới cũng đỡ bị động. Nguyễn Cảnh Chân quả là một người có tầm nhìn xa trông rộng vậy mà Hồ Quý Ly lại khinh thường không trọng dụng. Theo sử sách, hai họ nhà Nguyễn và Đặng có thân nhau từ trước nên từ đó Nguyễn Cảnh Chân và Đặng Tất càng thân thiết và có uy tín lớn trong vùng.

Năm 1406, Trần Thiêm Bình mạo xưng là con cháu nhà Trần sang tố cáo với nhà Minh việc nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần. Hồ Hán Thương sai Nguyễn Cảnh Chân dâng tờ biếu “tạ tội’’ với nhà Minh và xin đón Trần Thiêm Bình về tôn lên làm chúa. Sau đó, Hồ Hán Thương còn sai ông theo hành nhân là Niếp Thông sang báo cáo về việc đón Thiêm Bình về nước.

Tuy nhiên, tháng 4 năm 1406, khi quân Minh đưa Thiêm Bình trở về, Hồ Hán Thương sai quân đón đánh, bắt được Thiêm Bình đem về chém chết. Cuối năm 1406, nhà Minh khởi đại quân sang xâm lược. Cha con Hồ Quý Ly nhanh chóng thất bại và bị bắt mang về Trung Quốc. Nhà Hồ bị sụp đổ,

Nguyễn Cảnh Chân không còn làm quan dưới triều Hồ nữa. Cuộc đời của ông chính thức lật sang một trang khác.

Năm 1407, tôn thất nhà Trần là Trần Ngỗi xưng đế ở Mô Độ (Ninh Bình), tức là Giản Định Đế, lập ra nhà hậu Trần, khởi binh chống quân Minh. Nguyễn Cảnh Chân cùng Đặng Tất và một số tướng thuộc lực lượng của Trần Nguyệt Hồ, người vừa bị quân Minh đánh bại ở Đông Triều cũng mang quân đến họp. Giản Định Đế phong Nguyễn Cảnh Chân làm Đồng Tri khu mật tham mưu quân sự và Đặng Tất làm Quốc Công. Từ đó, Đặng Tất thường làm tướng đánh trận ở bên ngoài còn Nguyễn Cảnh Chân đóng vai trò tham mưu cho vua Giản Định Đế.

Nguyễn Cảnh Chân đã nhiều lần tham mưu cho vua Giản Định Đế như trong cuộc tiêu diệt hai lực lượng quý tộc cũ của nhà Trần là Trần Thúc Dao và Trần Nhật Chiêu, Phạm Thế Căng người đã theo hàng quân Minh ở cửa biển Bố Chính và đánh thắng quân Minh trong trận đánh Bô Cô(Nam Định).

Trận đánh ở Bô Cô, quân Minh thua chạy. Giết chết nhiều tướng soái, quan chức cao cấp của địch như : Thượng thư Bộ binh Lưu Tuấn, Đô đốc Lữ Nghị, tham chính Lưu Dục, Đô chỉ huy sứ Liễu Tông và quân mới quân cũ hơn 10 vạn người. Quân thủy bị hất lên bờ, cũng là lúc quân bộ bị quân Nam dồn lui vào thành, tiến thoái lưỡng nan. Quân Nam vốn ghét bọn tướng quân Minh tàn ác giết hại vợ con, người thân của họ, bắt bớ người Nam về Yên Kinh nên đánh giặc rất hăng hái. Quân Minh chống cự không nổi, thây chết ngổn ngang trên đất. Chỉ có Kiềm quốc công Mộc Thạnh và một ít tàn quân thoát chết, chạy trốn về Cổ Lộng (Ý Yên, Nam Định), cách Bô Cô khoảng 18km về phía bắc. Vua Giản Định Đế muốn thừa cơ đánh ngay vào lấy Đông Quan nhưng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân có chủ trương đánh xong số quân còn sót lại rồi mới tiến. Vua tôi bàn mãi chưa quyết định được thì viện binh quân Minh đã chi viện cho Mộc Thạnh chạy về cố thủ Đông Quan. Do bất đồng về sách lược, vua Giản Định không bằng lòng với ông và Đặng Tất.

Nguyễn Cảnh Chân là một vị tướng tài trong thời loạn nhưng ông cũng như bao vị tướng khác không thể tránh khỏi dòng chảy của lịch sử là làm quan cho hết triều đại này đến triều đại khác. Không giống như những vị tướng trong thời bình là chỉ trung thành với một triều đại.

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 31 - 35)