III. QUAN ĐIỂM SỐNG CỦA CHU VĂN AN
2. Nhà thơ yêu nước
Ngoài việc là một vị quan tài giỏi, ông còn là nhà thơ yêu nước có tập "Hiệp Thạch tập". Tại núi Kính Chủ ở quê hương ông, trên vách đá có khắc bài thơ và bút tích của ông.
Trước tác của Phạm Sư Mạnh còn lại không nhiều, ngoài bài văn bia chùa Sùng Hưng nói trên, hiện chỉ còn 33 bài thơ được chép rải rác trong Việt âm thi tập, Trích tuyển chư gia luật
thi, Trích diễm thi tập và Toàn Việt thi lục. Trong đó, có khá nhiều bài thơ vịnh cảnh những ngôi
chùa nổi tiếng ở Thăng Long và những vùng lân cận,như Đề Cam Lộ tự (Đề vịnh chùa Cam Lộ), Đông Sơn tự hồ thượng lâu (Lầu trên hồ chùa đông Sơn), Du Phật Tích Sơn ngẫu
đề (Thăm chùa núi Phật Tích ngẫu hứng đề thơ)…
Đặc biệt, bài thơ Đề Báo Thiên tháp mà ông để lại, đối với hậu thế hôm nay, đó là một lời hoài vọng ngậm ngùi, và cũng là một tư liệu lịch sử quý giá, là “của tin còn lại” về một danh lam bậc nhất của đất Thăng Long xưa, từng được tôn vinh An Nam tứ đại khí trong suốt hơn 800 năm, trước khi bị Giám mục Puginier cấu kết với gian thần Nguyễn Hữu độ cho triệt phá để xây dựng nhà thờ Lớn, Hà Nội vào năm 1883:
Trấn áp đông tây củng đế kỳ
Khuy nhiên nhất tháp độc nguy nguy Sơn hà bất động kình thiên trụ Kim cổ nan ma lập địa chùy
Phong bãi chung linh thời ứng đáp Tinh di đăng chúc dạ quang huy Ngã lai dục thử đề danh bút
Quản lĩnh xuân giang tác nghiễn trì.
Trấn áp đông tây giữ đế đô
Hiên ngang ngọn tháp đứng trơ trơ Non sông vững chãi tay trời chống Kim cổ khôn mòn đỉnh tháp nhô Thỉnh thoảng gió lay chuông ứng đáp Đêm đêm sao xế đuốc khôn mờ
Tới đây những muốn dầm ngòi bút Chiếm cả dòng sông mài mực thơ
(Đào Thái Tôn dịch )
Bài thơ này có thể được Phạm Sư Mạnh trước tác trước năm 1368, trong thời gian ông còn làm quan ở kinh thành Thăng Long. Sau năm 1368, ông được cử đi xét duyệt quân binh ở các lộ rồi lui về ở ẩn, và không biết ông đã mất vào năm nào.
III. TƯỞNG NHỚ
Hiện nay các văn bia của Phạm Sư Mạnh được tìm thấy ở động Kính Chủ hay còn gọi là Động Dương Cốc từng được phong là “Nam Thiên đệ lục động”. Đây là một trong 22 hang động trên núi Dương Nham (xã Phạm Mệnh) , huyện Kinh Môn, Hải Dương.
Ngoài ra bài vị của ông cũng được thờ ở văn miếu Mao Điền ở làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền (Cầm Giàng, Hải Dương) với lịch sử hơn 500 năm, cùng với bài vị của Khổng Tử, ông tổ của đạo Nho , các bài vị của danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, thầy giáo Chu Văn An, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhà toán học Vũ Hữu, Danh y Tuệ Tĩnh, nữ tiến sĩ đầu tiên Nguyễn Thị Duệ.
Tên của Phạm Sư Mạnh cũng được dùng để đặt tên một con phố nhỏ ở HN. Phố Phạm Sư Mạnh là đất cũ trong Cục Bảo Toàn. Phố này vốn ngày xưa là nơi đúc tiền thời Nguyễn (còn gọi là Tràng Tiền), do đó thời Pháp thuộc gọi là phố "Xưởng đúc tiền" (Rue de la Sapèquerie). Sau năm 1945, phố được mang tên Phạm Sư Mạnh.
Hậu thế hôm nay, mỗi khi hoài niệm về chùa Báo Thiên, gợi nhắc lại An Nam tứ
đại khí, vẫn mãi biết ơn ông về bài thơ này. Khắp các tỉnh thành cả nước, hiện đều có
những con đường được mang tên ông.