Cuộc chiến chống Nguyên Mông lần

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 46 - 49)

IV. CÁC TRẬN ĐÁNH CHÍNH

1. Cuộc chiến chống Nguyên Mông lần

a. Về phía quân Nguyên Mông

Để chuẩn bị đánh Đại Việt,tháng 12 năm 1281,Hốt Tất Liệt giao cho Toa Đô, Lưu Thâm chỉ huy hơn một vạn quân và hàng trăm chiến thuyền vượt biển vào Quy Nhơn đánh Chăm Pa, để sau này tạo ra một mũi tiến công lợi hại từ phía nam đánh vào Đại Việt.Chúng cũng tiến hành một thủ đoạn chính trị - ngoại giao hết sức thâm độc, đó là khi Trần Di Ái và đại sứ bộ của ta sang đến nơi, Hốt Tất Liệt phong cho Trần Di Ái làm An Nam Quốc vương, Lê Mục làm Hàn lâm học sĩ, Lê Tuấn làm Thượng thư, đồng thời giao cho Thiết Mộc Nhĩ làm An Nam tuyên uý. Tháng 1 năm 1282, nhà Nguyên sai Sài Thung chỉ huy hơn một nghìn quân hộ tống chính quyền tay sai Trần Di Ái do chúng dựng lên về nước,nhưng đã bị quân dân nhà Trần đánh cho tan tác, bắt Sài Thung nhưng không giết mà lại thả cho về nước.

Tháng 8 năm 1284 đén cuối tháng 1 năm 1285, Thoát Hoan dẫn đại quân sang đánh Đại Việt từ phía Bắc, Toa Đô có mười vạn quân từ Chăm Pa đánh vào Đại Việt từ phía Nam. Lúc đầu thế và lực của địch rất mạnh, Trần Kiện và Lê Trắc đầu hàng giặc.

Vào thời điểm này tướng quân Nguyễn Khoái được nhà vua xuống lệnh cho đem quân tinh nhuệ đi đón đánh, ông đã cùng với Trần Nhật Duật và Trần Quốc Toản chặn đứng mũi tiến công lợi hại này của quân giặc tại Hàm Tử. Sử cũ mô tả rằng: “hai bên đánh nhau rất quyết liệt. Đến tháng 5 năm 1285, tướng quân Nguyễn Khoái lại cùng với Trần Quang Khải và Trần Quốc Toản chỉ huy quân ta đánh bại đội quân Toa Đô ở Tây Kết. Sau hai trận Hàm Tử và Tây Kết, quan dân Đại Việt đánh trận quyết chiến chiến lược ở bến Chương Dương rồi đưa đại quân về bao vây chặt Thăng Long. Thoát Hoan và A Lý Hải Nha phải bỏ thành tháo chạy”. Sử nước ta chỉ viết rất ngắn gọn về các trận đánh này, nhưng ý nghĩa của các trận thắng ấy đã vượt qua khỏi bờ cõi đất Việt. Sách “Kinh thế đại điển” của nhà Nguyên có đoạn: “tháng 4 quân Giao Chỉ cả nổi. Hưng Đạo vương của họ đánh vạn hộ Lưu Thế Anh ở Bảo A Lỗ, Trung Thành Vương của họ đánh Thiên Hộ Mã Vinh ở cửa sông…Quan quân sớm hôm bị đánh giết, bị khốn quẫn, khí giới đều hết, bèn bỏ kinh thành của họ, qua sông mà đóng đồn, rồi đem quân về…

Kinh thành Thăng Long được giải phóng, vua và Thượng hoàng trở về kinh đô. Thượng tướng Trần Quang Khải cảm khoái trước thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến đã diễn tả những trận đại thắng trên sông Hồng bằng những vần thơ:

Đoạt sáo Chương Dương độ Cầm hồ Hàm Tử quan

Thái bình tu trí lực, Vạn cổ thử giang san ”

(Bến Chương Dương cướp giáo Cửa Hàm Tử bắt thù

Thái bình nên gắng sức Nong nước cũ muôn thu)

2.Cuộc chiến chống Nguyên Mông lần III

a. Về quân Nguyên Mông

Mông –Nguyên là một đế chế rất mạnh, với đội kị binh lừng danh, đã chinh phục được nhiều quốc qia ở Châu Âu, chiếm được đất nươc Trung Hoa rộng lớn, nhưng hai lần xâm lược Đại Việt nhỏ bé (lúc đó dân số Đại Việt có khoảng 5 triệu, với khoảng 20 vạn quân chủ lực), mà đã hai lần bị quân và dân Đại Việt chặn đứng. Vì vậy, cả triều đình nhà Nguyên đều tức tối và hổ thẹn, quyết chí xâm lược Đại Việt lần thứ ba, gồm ba mũi cả tiến công đường bộ và đường thuỷ với 500 chiến thuyền và 70 thuyền lương. Các tướng tài của Mông Nguyên đều được đưa đi Đại Việt. Nhưng cuối cùng đã bị thất bại thảm hại.

Quân và dân Đại Việt đã mở cuộc phản công chiến lược với chiến thắng Bạch Đằng lẫy lừng lịch sử. Trong chiến dịch này, khi nước triều xuống, chiến thuyền của giặc đã lọt vào trận địa mai phục của quân ta, tướng Nguyễn Khoái chỉ huy quân Thánh Dực gồm hàng trăm thuyền chiến xông ra đánh chặn đầu quân giặc. Tiếp đó đại quân của vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Trần Thánh Tông đánh vào phía sau quân giặc, thuyền giặc phần lớn bị xô vào bãi cọc chìm đắm làm tắc nghẽn trước cửa sông Chanh. Vào thòi điểm đó các thuyền nan và bè nứa chứa những chất cháy được giấu trước ở Tràng Kênh và các làng quanh vùng, đã thả lửa theo dòng sông đốt cháy đoàn thuyền địch. Quân giặc đại bại, các tướng giặc Ô Má Nhi, Tích Lệ Cơ, Phàn Tiếp bị bắt.

Sử cũ của ta viết: “Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn biết quân Nguyên sắp rút lui, bèn trước hết cho người đóng cọc gỗ ở sông Bạch Đằng, Quốc Tuấn nhân lúc nước thuỷ triều lên, cho quân ra khiêu chiến, giả vờ thua chạy, bên Nguyên đem cả quân đuổi theo. Lúc ấy nước thuỷ triều xuống rất nhanh. Tướng quân Nguyễn Khoái thống lĩnh quân Thánh Dực tung quân ra đánh quật lại phá tan được quân Nguyên…Gặp lúc ấy đạo quân của nhà vua kế tiếp tiến đến Ô Mã Nhi phải thu thập những thuyền còn sót lại để chạy, không ngờ thuyền mắc cọc gỗ đều bị đổ xuống nước, quân Nguyên chết vô kể, quân ta bắt được hơn bốn trăm chiếc thuyền”.

Trận chiến Bạch Đằng của quân dân Đại Việt không chỉ đem lại bình yên cho quân dân Đại Việt, mà từ thảm bại đó quân Mông - Nguyên không đánh được ở đâu nữa, đế chế Mông - Nguyên dần tàn lụi.

Trong cuốn “Bách khoa toàn thư Anh quốc”, mục từ Trần Hưng Đạo có đoạn “sau một số trận thắng không quyết định Hưng Đạo dụ hạm đội của quân Mông vào cửa sông Bạch Đằng năm 1288, các chiến thuyền của Thành Cát Tư Hãn đã bị những cọc bịt sắt của quân nhà Trần cắm dưới mặt nước xé toạc và nhấn chìm, phỏng theo cách đánh của Ngô Quyền - một nhà quân sự lỗi lạc trước đó năm 939”

Trong lễ mừng đại thắng.vua Trần Nhân Tông đã có hai câu thơ tràn đầy lòng tự hào dân tộc:

“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã Sơn hà thiên cổ điện kim âu”

(Xã tắc hai phen bon ngựa đá Non sông nghìn thưở vững âu vàng)

Năm 1289, nhà Trần khen thưởng công lao dẹp giặc Nguyên, triều đình đánh giá rất cao công trạng của Nguyễn Khoái - Người đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ nhà vua và cơ quan tối cao của triều đình, khi quân xâm lược đương mạnh, ta phải rút lui chiến lược nhiều lần về nhiều địa bàn .

Nhà Trần phong tước liệt hầu cho Nguyễn Khoái và ban cho ông vùng đất Khoái lộ làm ấp thang mộc. Khoái lộ là vùng đất cổ. Lộ là từ chỉ đơn vị hành chính thời Lý - Trần tương đương với đơn vị hành chính ngày nay.Lộ Khoái thời ấy có các huyện: Tiên Lữ, Thiên Thi, Đông Kết, Phù Dung, Vĩnh Động. Thang mộc ấp của Nguyễn Khoái xem vậy có thể là cả một vùng đất thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay. Việc nhà Trần ban cho Nguyễn Khoái một vùng đất Khoái lộ làm thang mộc ấp và vùng

này có phải là quê hương của Nguyễn Khoái hay không còn phải khoả cứu thêm. Tuy nhiên việc ban thưởng của nhà vua đã thể hiện sự ghi nhận của triều đình với công lao của tướng quân Nguyễn Khoái có thể coi đó như một ngoại lệ hiếm hoi, bởi Nguyễn Khoái là một trong số rất ít người xuất thân không thuộc hàng quý tộc, nhưng lại được hưởng đặc ân này.

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 46 - 49)